Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)

5. Kết cấu của bài luận văn:

3.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn

Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính với chức năng là kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các công cụ tài chính và là công cụ để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thông qua thị trường chứng khoán). Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường chứng khoán và thị trường cho thuê tài chính.

Hiện nay, thị trường vốn Việt Nam còn nhiều hạn chế, kênh tín dụng ngân hàng vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp cho các khoản tài trợ dài hạn. Tuy nhiên, do thị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền

tệ quốc gia, khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên mặt bất lợi của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị trường vốn. Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của TTCK cũng như thị trường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa DN với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau (Theo Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 – 2013về phát triển thị trường vốn của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi và THs. Nguyễn Minh Dũng).

Tình trạng nhiều DN không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng cao (năm 2012 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2013 tăng bình quân 9,3%), năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ (tính đến 30/9/2013, số DN kê khai lỗ chiếm gần 66%) dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con số 8,91% so với mục tiêu được đưa ra là 15-17%. Nợ xấu gia tăng mạnh.

Do thị trường trái phiếu còn nhiều hạn chế như chưa có cơ sở để xác định lãi

suất phát hành, tâm lý về minh bạch thông tin… nên ít được các doanh nghiệp sử dụng.

Thị trường chứng khoánđang phải đối mặt với không ít khó khăn, các giao

dịch trên thị trường không ổn định, dòng vốn nội có dấu hiệu chững lại do thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tư ngoại có những hoạt động thoái vốn. Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2013, khối ngoại đã bán ròng với giá trị lần lượt là 1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng, dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với nhịp giảm khá mạnh. Thị trường chứng khoán vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn, tính thanh khoản còn thấp.

Do đó, các cơ quan quản lý cần phải tiến hành các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn và hiệu quả như:

- Kiện toàn thể chế thị trường vốn: cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết thị trường, hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, rà soát mô hình tổ chức kinh doanh vốn, chứng khoán, các tổ chức tự quản, các quỹ đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc

nền kinh tế: cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị

trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và DN), hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua TTCK. Đối với thị trường vốn tín dụng ngân hàng, cần rà soát các cơ chế chính sách, tạo môi trường cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Cụ thể: sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản cho phù hợp với lộ trình hội nhập; nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; rà soát vốn thực có của các ngân hàng thương mại để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, tiến tới Basel III... Thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho ngân hàng.

- Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vốn:

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn. Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, sau khi tái cấu trúc phải có sự chuyển biến mới về chất. Đối với các NHTM nhà nước, tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại mỗi ngân hàng tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng; giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân

hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh. Và điều trước mắt cần làm là phải giải quyết triệt để nợ xấu.

- Công khai thông tin trên thị trường: Để có một thị trường vốn hiệu quả thì

một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ chế công khai thông tin.Trên thị trường vốn, mọi hoạt động đều được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật, quy chế, điều lệ về thị trường nhằm tạo ra một thị trường trung thực, trật tự và có hiệu quả, đồng thời, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn: công khai các biện pháp kiểm soát vốn và

lộ trình thay đổi nếu có để các nhà đầu tư nắm bắt và có phản ứng thích hợp. Kiểm soát vốn một khi được kết hợp với những chính sách khác sẽ làm thay đổi cấu trúc của dòng vốn chảy vào theo hướng khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn, hạn chế dòng tiền nóng mang tính đầu cơ ngắn hạn, từ đó giảm thiểu được rủi ro “đảo ngược dòng vốn” gây khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)