Kết luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57)

5. Kết cấu của bài luận văn:

2.3.5. Kết luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Theo kết quả hồi quy từ Eview, ta thấy cả 6 nhân tố PROF, TANG, SIZE, GROW, LIQ, STATE đều có tác động lên đòn bẩy tài chính (với mức ý nghĩa thống kê 10%).

2.3.3.A. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài chính:

Ký hiệu Giả thiết Kỳ vọng theo lý

thuyết

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

TLEV SLEV LLEV

PROF H1 +/- - - - TANG H2 + - - + SIZE H3 +/- + + + GROW H4 +/- + + + LIQ H5 +/- - - + STATE H6 + - - +

Biến PROF có tác động (-) đối với cả tổng nợ, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng là các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hơn so với các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn. Ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Tình hình kinh doanh đa số các danh nghiệp bị giảm sút nên nguồn lợi nhuận giảm. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, họ có xu hướng đi tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Thực tế cho thấy rằng tín dụng trong giai đoạn này tăng mạnh.

Biến TANG có tác động (-) đối với tổng nợ và nợ ngắn hạn nhưng có tác động (+) đối với nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có tài sản hữu hình cao sẽ sử dụng nợ vay dài hạn nhiều hơn. Nó phù hợp với thực tế ở Việt Nam khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định hữu hình làm vật thế chấp trong các khoản vay dài hạn.

Biến SIZE có tác động (+) với tổng nợ, nợ ngắn hạn và cả nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này đúng với lý thuyết về cấu trúc vốn khi các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng dễ tiếp cận với các nguồn vốn vay hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vậy có thể kết luận rằng quy mô doanh nghiệp càng lớn thì sử dụng nợ vay càng nhiều. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với vốn vay, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

Biến GROW có tác động (+) với tổng nợ, nợ ngắn hạn và cả nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tăng trưởng cao có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hơn. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh thì nhu cầu về vốn tăng mạnh. Để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do lợi nhuận giữ lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ đi tìm nguồn vốn vay từ bên ngoài.

Biến LIQ có tác động (-) đối với tổng nợ và nợ ngắn hạn nhưng có tác động (+) đối với nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam có tính thanh khoản cao sẽ sử dụng nợ ít hơn. Và điều này cũng phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng.

Biến STATE có tác động (-) đối với tổng nợ và nợ ngắn hạn nhưng có tác động (+) đối với nợ dài hạn với mức ý nghĩa α=10%. Điều này là do ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vay dài hạn dựa trên mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi doanh nghiệp được cổ phần hóa. Nó cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Trung Quốc.

Theo VNEconomy, trong bài báo “Lỗ và nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện thế nào?” ngày 21/05/2013, tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán đến 31/12/2011 là 263.288 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 65.241 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng nguồn vốn), nợ phải trả chiếm 69,94% tổng nguồn vốn cho thấy các đơn vị hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CẤU NỢ VAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)