Đối với doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60)

5. Kết cấu của bài luận văn:

3.1.1. Đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý,

sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích.

Để có thể lựa chọn nguồn vốn phù hợp cho doanh nghiệp, ban quản lý phải hiểu rõ quan hệ giữa loại vốn (ngắn hạn, dài hạn) với việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Vốn ngắn hạn thường được sử dụng để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nhưng khi nguồn vốn ngắn hạn đã huy động hết mà vẫn thiếu hụt nên sử dụng đến nguồn vốn vay ngắn hạn. Trong khi đó, vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn) thường sử dụng khi đầu tư vào dự án có thời gian thu hồi vốn trên một năm.

Thêm vào đó, các nhà quản lý nên sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính, so sánh giữa lợi ích và chi phí để lựa chọn nguồn vốn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một chính sách chia cổ tức hợp

lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức cần an toàn, ổn định trong dài hạn. Nó phải được chia hợp lý sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông, vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp phải cắt giảm cổ tức,

doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư để giảm thiểu những hậu quả do việc cắt giảm này gây ra.

Thứ ba, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình chiến lược tài chính thích hợp

và hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro.

Để xây dựng được chiến lược tài chính thích hợp, nhà quản lý cần nắm rõ đặc điểm kinh doanh trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn khởi nghiệp, rủi ro kinh doanh là rất cao nên nguồn vốn cổ phần là thích hợp nhất. Trong giai đoạn tăng trưởng, rủi ro kinh doanh vẫn còn cao nên vốn cổ phần vẫn là lựa chọn hợp lý. Trong giai đoạn sung mãn, rủi ro kinh doanh đã giảm xuống nhưng rủi ro tài chính tăng lên do việc sử dụng nợ. Do đó cần có chính sách chia cổ tức thích hợp (cao) trong giai đoạn này để đảm bảo giá cổ phiếu ổn định. Trong giai đoạn suy thoái, các nhà quản lý nên xem xét đến một chính sách trả cổ tức cao và sử dụng tài trợ bằng nợ vay được đảm bảo bằng giá trị cuối cùng của tài sản.

Để hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro, một hệ thống quản lý rủi ro tài chính phải được thiết lập và có bộ phận chuyên môn đảm nhiệm xây dựng chính sách chiến lược cho doanh nghiệp, xây dựng quy trình và tổ chức quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động lên đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)