Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 66)

- Đội ngũ cán bộ tuy có kinh nghiệm cao nhƣng vẫn mắc sai sót trong khi thực hiện nghiệp vụ. Nguyên nhân là do việc xử lý chứng từ mỗi ngày khá nhiều, đa dạng và phức tạp trong khi nhân lực tại phòng TTQT của ngân hàng lại không nhiều. Nếu sơ suất sẽ không thể phòng ngừa và ngăn chặn một số thanh toán khống hay xuất trình chứng từ giả mạo.

56

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK SÓC TRĂNG

5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÕNG NGỪA RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG

Trong những năm gần đây, tình hình rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng luôn đƣợc quản lý chặt chẽ và chƣa xảy ra trƣờng hợp nào gây ảnh hƣởng thiệt hại đến ngân hàng. Đó là do những ƣu điểm sau của ngân hàng:

- Tuân theo chặt chẽ pháp lệnh quản lý ngoại hối, các quy trình thanh toán quốc tế, giao dịch hối đoái của Agribank, các tiêu chuẩn điện Swift quốc tế và các điều kiện tất yếu để phòng tránh rủi ro.

- Hệ thống kiểm soát chặt chẽ, hồ sơ giao dịch hoàn tất còn phải đƣợc kiểm tra lại bởi bộ phận Hậu kiểm nên đòi hỏi giao dịch viên đảm bảo nguyên tắc giao dịch, tránh sai sót.

- Chủ động phối hợp khách hàng trong việc xác thực thông tin, uy tín của đối tác giao dịch, thẩm định các điều kiện của hợp đồng, chọn lựa phƣơng thức thanh toán quốc tế thích hợp đảm bảo khách hàng giảm thiểu ro để không ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.

- Thƣờng xuyên nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, trình độ ngoại ngữ, nắm bắt thông tin về thị trƣờng, cập nhật thông lệ giao dịch thanh toán quốc tế, cập nhật thông tin về các hành vi lừa đảo trong thƣơng mại quốc tế, danh sách các tổ chức cá nhân nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền theo thông báo của Agribank, Ngân hàng nhà nƣớc.

- Chƣơng trình giao dịch IPCAS của Agribank vừa quản lý đƣợc lịch sử hồ sơ giao dịch, đảm bảo chính xác trong tra cứu giao dịch trƣớc đó, đồng thời cũng có chức năng cảnh báo các giao dịch nhƣ L/C hết hạn hiệu lực, giao hàng, vƣợt quá trị giá đƣợc phép .... để giao dịch viên kiểm tra lại bộ chứng từ có thực sự phù hợp không trƣớc khi thực hiện chiết khấu; trƣờng hợp nhập giao dịch, điện Swift đi nƣớc ngoài cũng phải đúng chuẩn thì chƣơng trình mới cho phép lƣu giao dịch.

- Đối với điện Swift chuyển đi nƣớc ngoài, ngoài việc kiểm soát tại chi nhánh, trƣớc khi chuyển đi nƣớc ngoài điện còn đƣợc qua một lƣợt kiểm soát tại Trụ sở chính để đảm bảo điện của chi nhánh chính xác về ngày giao dịch, số tiền, các điểu khoản cơ bản thƣ tín dụng ... qua đó cũng giảm đƣợc rủi ro. Đối với điện về, trƣớc khi chuyển cho chi nhánh, Trụ sở chính cũng đã xác thực tính chân thực của bức điện, đảm bảo điện đƣợc gửi bởi các định chế tài chính.

57

5.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CHO NGÂN HÀNG CHO NGÂN HÀNG

5.2.1Tƣ vấn, phối hợp với khách hàng trong việc xác thực thông tin, uy tín của đối tác giao dịch uy tín của đối tác giao dịch

Rủi ro trong TTQT hầu hết xuất phát từ khách hàng do sự thiếu kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm trong hoạt động giao thƣơng quốc tế nên ngân hàng nên tổ chức tƣ vấn, cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng. Để làm đƣợc điều này, ngân hàng cần:

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật và trình độ ngoại ngữ. Vì khi tham gia tiến trình thƣơng mại trên phạm vi quốc tế, ngân hàng cần phải biết và nắm rõ không chỉ có luật quốc gia mà còn rất nhiều thiết chế pháp lý khác. Bên cạnh đó, nếu không nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao kết hợp đồng và dễ bị lừa đảo.

- Nắm bắt thông tin về thị trƣờng và đối tác qua công nghệ thông tin. Nguồn thông tin này trên các trang web Chính phủ, các bộ, các trang web của các hiệp hội ngành hàng. Nếu khai thác tốt thông tin này, ngân hàng và khách hàng vừa có thể nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vừa nắm đƣợc thông tin về thị trƣờng, đối tác.

- Nghiên cứu và vận dụng các phƣơng thức thanh toán quốc tế. Việc nắm vững và thực hiện nghiệp vụ, quy trình thanh toán quốc tế có ý nghĩa to lớn trong phòng tránh rủi ro, lừa đảo trong thƣơng mại quốc tế.

5.2.2Các giải pháp nâng cao chất lƣợng của đội ngũ nhân viên

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là khi các thanh toán viên là ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng, việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ thanh toán viên cũng phần nào giúp ngân hàng hạn chế đƣợc những rủi ro có thể xảy ra. Để làm đƣợc điều này, ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn của các nhân viên nhằm nắm đƣợc chất lƣợng thực tế của đội ngũ nhân viên.

- Thƣờng xuyên tổ chức và tham gia các chƣơng trình tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ, rèn luyện đạo đức của cán bộ nhân viên, cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định trong thanh toán quốc tế, các thông tin về hành vi lừa đảo, rủi ro và các biện pháp thƣờng dùng để phòng tránh rủi ro trong TTQT.

- Tăng cƣờng việc giám sát trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ thanh toán để hạn chế những rủi ro.

58

- Bên cạnh đó, ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ thích hợp và kịp thời để khuyến khích các nhân viên làm việc hết mình. Đồng thời với các biện pháp phê bình, kỷ luật đối với những nhân viên làm việc chƣa tốt.

- Tạo môi trƣờng làm việc thoải mái, thân thiện để tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần cho nhân viên.

5.2.3Các giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp

- Tuân theo chặt chẽ các quy trình thanh toán quốc tế, giao dịch hối đoái của Agribank, các tiêu chuẩn điện Swift quốc tế về thể hiện đầy đủ thông tin của ngƣời chuyển tiền, ngƣời nhận tiền.

- Kiểm soát cẩn thận tính xác thực, hợp pháp khi tiếp nhận chứng từ giao dịch, đặc biệt yêu cầu xuất trình đầy đủ giấy tờ hải quan khi khách hàng yêu cầu thanh toán hàng nhập khẩu. Đối với các giao dịch chuyển tiền ứng trƣớc, cần nâng cao cảnh báo rủi ro, nếu khách hàng chƣa xuất trình tờ khai hải quan của lần thanh toán trƣớc thì không thực hiện cho lần thanh toán tiếp theo.

- Hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ cho khách hàng về các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng liên quan đến giao dịch TTQT nhằm đảm bảo lợi ích của ngân hàng và khách hàng, tránh tranh chấp phát sinh ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, ngân hàng cần có bộ phận thẩm định lại khách hàng trƣớc khi mở L/C cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lần đầu tiên giao dịch nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

59

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung, qua phân tích ta có thể thấy, cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã có sự phát triển trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng lại sụt giảm khá nhiều do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng đối thủ trên địa bàn. Các phƣơng thức thanh toán tại ngân hàng cũng chƣa đa dạng, chủ yếu ba phƣơng thức phổ biến nhƣ chuyển tiền, nhờ thu và thƣ tín dụng (L/C). Trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng có sự phát triển không đồng đều giữa các phƣơng thức. Phƣơng thức L/C tuy là phƣơng thức có giá trị thanh toán và đem lại nguồn thu từ phí dịch vụ cao nhất nhƣng phƣơng thức chuyển tiền lại phổ biến, thể hiện qua sự đa dạng của các thanh toán bằng mặt hàng này. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng lại có xu hƣớng mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Với sự phát triển hiện nay của hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, các ngân hàng trong tỉnh ngày càng chú trọng hơn trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Điều này dẫn đến cho ngân hàng không ít khó khăn, thách thức và phần nào ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2014 khi ngân hàng đã mất rất nhiều khách hàng lớn trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Cũng nhƣ những hoạt động khác của ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình khá tốt khi phát hiện kịp thời và có biện pháp hợp lý với các trƣờng hợp sai sót. Để đạt đƣợc điều này, ngoài việc ngân hàng đã đƣa ra các quy định cụ thể về quy trình thanh toán quốc tế mà còn phải kể đến sự kết hợp giữa các nhân viên và cấp quản lý ở các khâu làm việc. Đây là một ƣu điểm của ngân hàng khi tạo đƣợc lòng tin về chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng. Ngân hàng nên tiếp tục phát huy những ƣu điểm này đồng thời cần đề ra nhiều giải pháp hơn để hoàn thiện và phát triển hơn công tác quản lý rủi ro của mình.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cần cập nhật nhanh chóng và kịp thời những thông tin về nền kinh tế thế giới cũng nhƣ xu hƣớng thay đổi của thị trƣờng để có thể phản ứng kịp thời trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

60

Cần có đƣợc thông tin đầy đủ về đối tác và các phƣơng thức TTQT để có thể lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp nhất cho giao dịch của mình để có thể giảm thiểu rủi ro mà còn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Duy trì và phát triển thị trƣờng truyền thống cũng nhƣ có kế hoạch mở rộng những thị trƣờng mới.

6.2.2Đối với chi nhánh Agribank Sóc Trăng

Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, ngân hàng cần có các biện pháp, chính sách để hoàn thành kế hoạch đặt ra nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của mình.

Ngân hàng cần quan tâm hơn trong việc duy trì các khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng mới để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ thanh toán đã có, ngân hàng cần cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ mới; đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Ngọc Hân, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Trung tâm đào tạo, 2003. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và thanh toán qua hệ thống SWIFT. Hà Nội.

3. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. <http://agribank.com.vn/>. [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2014].

4. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

5. Rủi ro trong thanh toán quốc tế. <http://www.wattpad.com/2898592- r%E1%BB%A7i-ro-trong-thanh-to%C3%A1n-qu%E1%BB%91c-

t%E1%BA%BF>. [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2014].

6. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 66)