Phƣơng thức nhờ thu

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 61)

Trường hợp 2: Trƣờng hợp này, ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu và ngƣời mua đề nghị ngƣời bán gửi chứng từ theo hình thức D/A, nghĩa là chỉ cần ngƣời mua có chấp nhận sẽ thanh toán khi đến hạn thì sẽ đƣợc ngân hàng thu hộ giao chứng từ để đi nhận hàng. Tuy nhiên, sau một thời gian, đến ngày đến hạn mà ngƣời mua vẫn không thanh toán. Ngân hàng và ngƣời bán qua vai trò của mình đã lần lƣợt đòi tiền ngân hàng thu hộ, ngƣời mua thanh toán cho lô hàng nhƣng ngân hàng thu hộ không có hồi âm với ngân hàng xuất khẩu về việc thanh toán do đây không phải là cam kết của họ. Về phần ngƣời bán đã liên lạc thúc hối ngƣời mua, thậm chí qua đến nƣớc của ngƣời mua để đòi tiền nhƣng do ngƣời mua không có khả năng tài chính nên ngƣời bán đành chấp nhận đây là công nợ khó đòi. Ngân hàng

51

xuất khẩu vì vậy đã yêu cầu ngƣời bán nộp lại khoản tiền chiết khấu do nguồn tiền từ lô hàng đã không thu về đƣợc.

Qua sự việc trên, với vị trí là ngân hàng xuất khẩu có thể thấy phƣơng thức nhờ thu D/A rất rủi ro do việc chuyển giao bộ chứng từ nghĩa là chuyển giao quyền sỡ hữu hàng hoá đến ngƣời mua chỉ căn cứ trên lời hứa chấp nhận thanh toán vào thời điểm tƣơng lai của ngƣời mua chứ không phải của ngân hàng, và khả năng thực hiện cam kết này dựa vào thiện chí, uy tín của ngƣời mua. Trƣờng hợp này ngƣời bán sẽ có rủi ro mất tiền lô hàng, ngân hàng xuất khẩu có rủi ro sẽ mất số tiền đã chiết khấu nếu bên ngƣời mua không thanh toán và ngân hàng không đòi tiền cho vay chiết khấu lại đƣợc từ ngƣời bán. Nếu sự việc xảy ra ngƣời mua không thanh toán ngƣời bán sẽ căn cứ trên hợp đồng để khởi kiện ngƣời mua, ngân hàng xuất khẩu sẽ căn cứ trên cam kết khi chiết khấu của ngƣời bán (nhận nợ vay bắt buộc, bán tài sản thế chấp) để có biện pháp thu hồi tiền đã chiết khấu.

Tuy nhiên khi thực hiện đến biện pháp khởi kiện theo hợp đồng, cho vay bắt buộc, bán tài sản thế chấp thì ngƣời bán, ngân hàng xuất khẩu cũng gặp nhiều phiền phức; để không phải dẫn đến việc tranh kiện qua hợp đồng, cam kết thì ngƣời bán nên xác định rõ uy tín của ngƣời mua trên thị trƣờng quốc tế, căn cứ vào lịch sử giao dịch giữa hai bên để áp dụng hình thức thanh toán quốc tế phù hợp, nếu chỉ qua giao dịch mua bán thời gian ngắn hoặc giá trị lô hàng lớn thì không nên thực hiện thanh toán qua phƣơng thức nhờ thu D/A mà nên sử dụng các phƣơng thức thanh toán qua L/C, nhờ thu D/P, hoặc chuyển tiền thanh toán trƣớc. Đối với ngân hàng xuất khẩu khi thực hiện chiết khấu theo D/A thì nên ràng buộc chiết khấu có truy đòi và có các biện pháp dự phòng để thu hồi tiền chiết khấu.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 61)