Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 62)

a. Đối với L/C xuất khẩu

Trường hợp 3: Trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu đƣợc ngƣời bán xuất trình theo L/C, đã phù hợp hoàn toàn với điều kiện L/C, Ngân Hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và ứng trƣớc một phần (80-95%) trị giá bộ chứng từ cho ngƣời bán đồng thời gửi bộ chứng từ đòi tiền đến Ngân Hàng Phát Hành tại Hàn Quốc (Korea) qua công ty chuyển phát nhanh DHL. Sau thời gian gửi bộ chứng từ đi vài ngày, Ngân Hàng đƣợc công ty chuyển phát nhanh thông báo là thƣ gửi đi đã thất lạc trên đƣờng vận chuyển và công ty chuyển phát nhanh đang tiếp tục tra soát tìm kiếm.

52

 Một mặt yêu cầu công ty chuyển phát nhanh tiếp tục thúc đẩy công tác tìm kiếm và công ty phát nhanh phải thông báo cho Ngân Hàng Phát Hành biết tình trạng chứng từ đã thất lạc để có bằng chứng về việc Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng đã hoàn thành nhiệm vụ gửi chứng từ.

 Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng yêu cầu Ngân Hàng Phát Hành vẫn phải tiếp tục thanh toán dù bộ chứng từ đã thất lạc do rủi ro trên đƣờng vận chuyển chứng từ là của Ngân Hàng Phát Hành do trong L/C quy định “Available with ANY BANK by NEGOTIATION” nghĩa là “L/C có giá trị thƣơng lƣợng tại bất cứ ngân hàng nào” và theo Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ bản sửa đổi năm 2007 số 600 của Phòng Thƣơng mại quốc tế (UCP600) thì Ngân Hàng Phát Hành có nghĩa vụ thanh toán lại cho Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng trị giá bộ chứng từ đã thƣơng lƣợng nếu chứng từ phù hợp điều kiện L/C.

Theo đó, Ngân Hàng Phát Hành đã thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng theo quy định của L/C dù không nhận đƣợc bộ chứng từ. Sau khi bộ chứng từ đƣợc thanh toán, công ty chuyển phát nhanh hồi báo là chứng từ đã đƣợc tìm thấy và đã chuyển đến nơi nhận là Ngân Hàng Phát Hành. Hồ sơ vì vậy đã đƣợc hoàn chỉnh và đóng lại.

Qua sự việc trên với vị trí là Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng thì có thể gặp các rủi ro sau:

 Ngân Hàng Phát Hành không đồng ý thanh toán với cớ là không nhận đƣợc chứng từ mặc dù đó là nghĩa vụ của họ, việc này sẽ dẫn đến tranh chấp kiện tụng giữa hai ngân hàng và Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng sẽ mất thời gian và chi phí tham gia vụ kiện.

 Trƣờng hợp L/C quy định “Available with ISSUING BANK by PAYMENT’ nghĩa là “Có giá trị thanh toán tại Ngân Hàng Phát Hành’ hoặc L/C quy định có giá trị thanh toán tại một ngân hàng nào khác (ví dụ: Available with VIETCOMBANK by NEGOTIATION) mà Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng vẫn thực hiện ứng trƣớc cho ngƣời bán thì lúc này rủi ro mất chứng từ hoàn toàn là của ngân hàng vì Ngân Hàng Phát Hành chỉ có nhiệm vụ hoàn trả khi chứng từ xuất trình tại Ngân Hàng Phát Hành (ISSUING BANK) hoặc qua ngân hàng đã đƣợc chỉ định trong L/C (Vietcombank). Vì vậy trƣớc khi thực hiện chiết khấu chứng từ, ngân hàng phục vụ phải xem xét họ có đƣợc chỉ định thay Ngân Hàng Phát Hành chiết khấu hay không, nếu không phải là ngân hàng đƣợc chỉ định thì rủi ro mất chứng từ đó Ngân Hàng Phát Hành sẽ không có nhiệm vụ hoàn trả.

 Rủi ro tranh chấp giữa Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng và khách hàng (ngƣời xuất khẩu). Trong trƣờng hợp chứng từ bị mất trên, có khả năng xảy ra

53

ngƣời mua không có chứng từ để đi nhận hàng nên sẽ trì hoãn việc thanh toán và Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng vì vậy không thu hồi đƣợc số tiền đã chiết khấu (ứng trƣớc).

Với các trƣờng hợp rủi ro trên, để giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng phải đối mặt và giải quyết theo các quy định, luật, thông lệ quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, để tránh rủi ro thì ngân hàng nên xem xét không thƣơng lƣợng để tránh rủi ro, nếu phải chiết khấu để duy trì quan hệ với khách hàng thì nên xem xét chiết khấu ở tỷ lệ vừa phải.

Trường hợp 4: Một trƣờng hợp có thể dẫn đến rủi ro là do bên mua đề ra các điều kiện trong L/C có thể bất lợi cho bên bán. Thƣờng gặp trong trƣờng hợp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thuỷ, hải sản. Để bảo vệ quyền lợi của ngƣời mua, Ngân hàng Phát hành thƣờng quy định trong điều khoản L/C về việc chỉ thanh toán khi chứng từ phù hợp và có kết quả kiểm nghiệm (y tế, vi sinh) hàng hoá phù hợp; trƣờng hợp kết quả kiểm nghiệm không phù hợp bên mua sẽ không thanh toán và lô hàng có thể trả về hoặc tiêu huỷ tại nƣớc nhập khẩu.

Trong trƣờng hợp này với vị trí là Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng thực hiện chiết khấu cho bộ chứng từ, ngân hàng phải thẩm định uy tín của ngƣời bán về chất lƣợng sản phẩm, khả năng tài chính để hàng hoá luôn đạt chuẩn, hạn chế khả năng bị từ chối, trƣờng hợp có bị từ chối lô hàng thì khách hàng cũng có đầy đủ năng lực tài chính để hoàn trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu.

Trường hợp 5: Trƣờng hợp này, ngƣời mua yêu cầu bên bán gửi trực tiếp vận đơn hàng hoá trƣớc để họ nhận hàng. Về điều kiện L/C chỉ yêu cầu xuất trình bản sao hoặc không đầy đủ 01 bộ vận đơn gốc. Bộ chứng từ xuất trình theo L/C có khả năng gặp rủi ro do quyền nắm giữ sỡ hữu hàng hoá không nằm ở chứng từ nữa, Ngân hàng Phát hành có thể viện những lỗi không chính đáng để từ chối chứng từ, lô hàng khi đó không còn thuộc sỡ hữu bên bán (đã đƣợc ngƣời mua nhận hàng trƣớc đó) và Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng vì vậy cũng gặp rủi ro trong việc thu hồi số tiền đã chiết khấu.

Trong trƣờng hợp này để giảm rủi ro, Ngân Hàng Thƣơng Lƣợng có thể tƣ vấn cho ngƣời bán thay đổi điều kiện L/C để xuất trình toàn bộ vận đơn qua ngân hàng nhằm nắm giữ đƣợc quyền sở hữu hàng hoá. Trƣởng hợp vận đơn đã đƣợc gửi riêng để ngƣời mua nhận hàng thì Ngân Hàng Thƣơng Lƣơng nên phối hợp, tƣ vấn cho bên bán chuẩn bị chứng từ một cách chặt chẽ để bên mua không có căn cứ từ chối.

Về phần ngân hàng, bên cạnh việc tƣ vấn cho khách hàng và cẩn trọng trong thao tác nghiệp vụ, thẩm định cẩn thận uy tín, năng lực của khách hàng,

54

ngân hàng nƣớc ngoài, thì trong bất cứ trƣờng hợp nào cảm thấy khả năng rủi ro cao thì nên từ chối chiết khấu hoặc chỉ chiết khấu với điều kiện có truy đòi và tỷ lệ vừa phải.

b. Đối với L/C nhập khẩu

Trường hợp 6: Một doanh nghiệp mở L/C nhập hàng trả chậm từ bên Mỹ với điều kiện thanh toán sau 180 ngày giao hàng. Khi mở L/C chứng từ chỉ gồm các yêu cầu về hoá đơn, vận đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ, về chứng nhận chất lƣợng chỉ do ngƣời bán cấp xác nhận hàng hoá tốt chứ không phải phát hành một bên thứ ba. Khi ngân hàng tƣ vấn về việc quy định chặt chẽ hơn về chứng nhận chất lƣợng, nên phát hành bởi một bên thứ ba để đảm bảo khách quan và có chỉ tiêu về chất lƣợng rõ ràng thì ngƣời mua xác nhận rằng đây là đối tác uy tín và không cần phải quy định nhƣ vậy.

Theo yêu cầu ngƣời mua, ngân hàng nhập khẩu phát hành L/C đến ngân hàng ngƣời bán. Ngƣời bán căn cứ theo L/C và thực hiện giao hàng qua nƣớc ngƣời mua và gửi chứng từ đến ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ thấy phù hợp thì giao chứng từ cho ngƣời mua đi nhận hàng và thông báo về việc chấp nhận chứng từ và ngày đến hạn cho ngân hàng xuất khẩu.

Ngƣời mua sau khi nhận hàng và nhập kho và sử dụng. Sau một thời gian gần đến ngày đến hạn thanh toán, ngƣời mua thông báo với ngân hàng phát hành đề nghị không thanh toán do hàng hoá không đạt chuẩn, không sử dụng đƣợc. Ngân hàng phát hành thông báo lại cho ngƣời mua là việc thanh toán vẫn phải tiến hành do cam kết thanh toán căn cứ theo tính phù hợp của bề mặt chứng từ và các điều khoản L/C, không căn cứ vào chất lƣợng hàng hoá, thoả thuận theo hợp đồng và đề nghị ngƣời mua khởi kiện ngƣời bán bên ngoài L/C.

Ngƣời mua liền tiến hành khởi kiện ngƣời bán để có lệnh của toà án không thanh toán cho lô hàng, tuy nhiên do hợp đồng không quy định rõ về yêu cầu chất lƣợng nên không có căn cứ ngƣời bán vi phạm vì vậy ngƣời mua vẫn phải thanh toán cho ngƣời bán dù chất lƣợng hàng hoá không đáp ứng.

Qua việc trên cho thấy, hình thức thanh toán thƣ tín dụng chỉ yêu cầu bên bán thực hiện theo đúng điều khoản L/C và căn cứ hoàn toàn vào chứng từ. Khi giao kết hợp đồng hai bên nên quy định rõ tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ thế nào, do ai kiểm định và xuất trình chứng từ kiểm định theo thƣ tín dụng để giảm thiểu rủi ro về chất lƣợng đồng thời có căn cứ để giải quyết tranh chấp bên ngoài thƣ tín dụng nếu kết quả kiểm định không chính xác với thực tế lô hàng. Ngân hàng phát hành phục vụ ngƣời nhập khẩu trong trƣờng hợp này

55

nên tƣ vấn cho khách hàng các rủi ro có thể xảy ra, tránh trƣờng hợp khách hàng bị rủi ro làm ngân hàng bị ảnh hƣởng uy tín.

Tóm lại, qua các trƣờng hợp trên có thể thấy việc tìm hiểu uy tín đối tác rất quan trọng để phòng ngừa rủi ro, đối tác có uy tín, năng lực thì sẽ không có các hành vi gian dối trong giao dịch; kế tiếp việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp đề ngăn ngừa rủi ro từ đầu; đồng thời việc quy định rõ ràng điều kiện điều khoản trong hợp đồng sẽ làm giảm bớt, ngăn ngừa ý định lừa đảo của bên đối tác. Đối với ngân hàng, đứng ở vị trí ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu hay ngƣời nhập khẩu đều phải có trách nhiệm tƣ vấn, cảnh báo khách hàng những trƣờng hợp rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải có các biện pháp bảo đảm thu hồi các khoản tiền ứng trƣớc, cam kết thanh toán thay để không thất thoát các khoản tiền đã tài trợ.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)