trên cơ sở rủi ro của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Các nghiên cứu gần đây về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra ngân hàng của một số nƣớc nhƣ Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan, Nhật Bản... cho thấy một số kinh nghiệm trong chuyển đổi mô hình từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro nhƣ sau:
Thứ nhất, về cách thức tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng.
Mục tiêu hoạt động của Thanh tra ngân hàng ở các nƣớc trên thế giới đều giống nhau và đều nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, không có mô hình tổ chức chuẩn của cơ quan Thanh tra ngân hàng. Hiện nay, trên thế giới tồn tại 3 loại mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng: (i) Thanh tra ngân hàng là bộ phận cấu thành của NHTW và là một chức năng của NHTW; (ii) Thanh tra ngân hàng nằm trong Bộ Tài chính và là một chức năng của Bộ Tài chính; (iii) Thanh tra ngân hàng là một định chế độc lập của Chính phủ. Với mô hình này, Nhà nƣớc thực hiện thanh tra, giám sát ngân hàng bằng bộ máy thanh tra chuyên nghiệp nằm ngoài cơ quan Ngân hàng trung ƣơng vốn trực thuộc Quốc hội.
Theo kết quả điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mô hình tổ chức Thanh tra ngân hàng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Khu vực Tổng số nƣớc TTNH thuộc NHTW TTNH thuộc BTC TTNH thuộc tổ chức khác Châu Phi 42 41 0 1 Châu Á 30 25 3 2 Châu Âu (KV1) 29 21 1 7 Châu Âu (KV2) 15 15 0 0 Trung Đông 17 16 0 1 Bán cầu Tây 34 17 3 14 Tổng số 165 135 7 25
Bảng số liệu cho thấy mô hình Thanh tra ngân hàng có thể thuộc cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Trung ƣơng (mô hình này là phổ biến), hoặc Thanh tra ngân hàng không thuộc cơ cấu bộ máy Ngân hàng Trung ƣơng nhƣ Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc... Việc lựa chọn mô hình cơ quan Thanh tra ngân hàng phụ thuộc vào thể chế, pháp luật và trình độ phát triển kinh tế, tình tình chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cơ quan Thanh tra ngân hàng dù đƣợc tổ chức dƣới hình thức nào (Ủy ban, Cơ quan độc lập hoặc trực thuộc Ngân hàng trung ƣơng, Bộ Tài chính...) thì thƣờng là tổ chức có mức độ độc lập cao, tự chủ nhất định, có thực quyền và có sự phối hợp, trao đổi thông tin mật thiết với Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ƣơng.
Thứ hai, về phƣơng pháp thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ở các nƣớc có hệ thống TCTD phát triển đều đã áp dụng phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm thực hiện thanh tra, giám sát đối với NHTM, đảm bảo cho NHTM có hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn, ít rủi ro và tránh đổ vỡ, đồng thời giữ vững ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.
Qua khảo sát kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới, chúng tôi nhận thấy việc chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro ở các quốc gia này có điểm chung nhƣ sau:
- Tiến hành cải cách đồng bộ tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, trong đó bắt đầu bằng việc xây dựng, ban hành khung pháp lý về tổ chức bộ máy Thanh tra ngân hàng để cơ quan này thực sự là một tổ chức thống nhất, có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong quá trình thanh tra, giám sát đối với các TCTD. Theo kinh nghiệm từ các nƣớc, tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra ngân hàng thƣờng đƣợc điều chỉnh bởi bộ luật chuyên ngành, cùng với các quy định cụ thể hƣớng dẫn thực hiện.
- Đổi mới phƣơng pháp thanh tra và quy trình thanh tra nhằm phân bổ nguồn lực thanh tra hiệu quả và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thanh tra. Việc đổi mới bắt đầu từ việc quá độ chuyển đổi từng bƣớc từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cở sở rủi ro. Xây dựng, ban hành Luật giám sát ngân hàng, xây dựng các yêu cầu quản trị rủi ro tối thiểu, xây dựng sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro... làm cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.
- Cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Basel phù hợp với điều kiện của quốc gia mình, trong đó xác định lộ trình, bƣớc đi thích hợp trong việc thiết lập, xây dựng các điều kiện đáp ứng yêu cầu của thanh tra trên cơ sở rủi ro.
- Yêu cầu các TCTD phải xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đáp ứng các yêu cầu về quản trị rủi ro tối thiểu: quy định về các chức danh quản trị, điều hành TCTD, quy định về các tỷ lệ an toàn, quy định về trích lập dự phòng rủi ro...
- Xây dựng, ban hành và áp dụng các chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế; để các TCTD có cơ sở hạch toán chính xác các nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh.
Chƣơng 2
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHƢƠNG PHÁP