Các khuyến cáo về an toàn bức xạ của ICRP

Một phần của tài liệu đánh giá an toàn che chắn trong phòng x quang chẩn đoán bằng chương trình mcnp (Trang 42)

Chương 2 AN TOÀN CHE CHẮN TRONG PHÒNG X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

2.4.2. Các khuyến cáo về an toàn bức xạ của ICRP

Trong hội nghị phóng xạ quốc tế lần thứ hai vào năm 1928, Ủy ban Quốc tế Bảo vệ X quang và Radium được thành lập. Đến năm 1950 Ủy ban này đổi tên thành Ủy ban Quốc tế về An toàn Bức xạ ICRP (International Commission on Radiological Protection). Đây là tổ chức được công nhận là tổ chức có uy tín nhất về cung cấp các khuyến cáo đối với các vấn đề an toàn bức xạ.

Từ những năm 1930, ICRP đã khuyến cáo mọi tiếp xúc với bức xạ vượt quá giới hạn thông thường nên giữ ở mức càng thấp càng tốt và đưa ra các giới hạn liều để những người làm việc trong điều kiện bức xạ và dân chúng nói chung không bị chiếu quá liều. Cứ sau một khoảng thời gian, khi đã tích lũy được thêm các thông tin cần thiết về tác động của bức xạ lên con người, ICRP đã xem xét để bổ sung, sửa

đổi các khuyến cáo cũ và đưa ra các khuyến cáo mới. Khuyến cáo gần đây nhất do ICRP đưa ra vào năm 1990 [1], [8].

Các khuyến cáo của ICRP mang tính chất khái quát, vì vậy các quốc gia khác nhau có thể áp dụng vào luật lệ của nước mình. Nhờ có tổ chức này mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng những nguyên tắc trong lĩnh vực an toàn phóng xạ như nhau.

Các khuyến cáo đầu tiên của ICRP dựa trên việc đề phòng các hiệu ứng bức xạ có hại quan sát được. Các mức liều được khuyến cáo là 300 mrem trong một tuần (3 mSv/tuần) đối với các mô sâu hơn 1cm gọi là liều sâu và 600 mrem trong một tuần (6 mSv/tuần) đối với lớp da sâu 0,007 cm gọi là liều nông hay liều da. Năm 1959 liều 5 rem/năm (50 mSv/năm) được đề nghị trong ấn phẩm ICRP 2 nhằm tránh hiệu ứng di truyền.

Năm 1977 nhiều dữ liệu thu được đối với các nạn nhân Nhật Bản sống sót sau trận bom nguyên tử cho thấy không nhận được các hiệu ứng di truyền nên ICRP cập nhật các khuyến cáo an toàn bức xạ của mình. Khuyến cáo mới ICRP 26 thừa nhận ung thư là hiệu ứng chính cần tránh và các cơ quan cũng như các mô khác nhau trong cơ thể có xác suất bị ung thư khác nhau. Điều đó đưa đến khái niệm liều hiệu dụng là liều tương đương tính theo trọng số mô của các mô đối với các bệnh ung thư. Do đó ấn phẩm ICRP 26 khuyến cáo liều hiệu dụng đối với chiếu xạ nghề nghiệp là 5 rem/năm (50 mSv/năm) và liều này là tổng liều chiếu ngoài và liều chiếu trong.

Năm 1990 sau các kết quả nghiên cứu của các nạn nhân sống sót sau trận bom nguyên tử ở Nhật Bản cho thấy sác xuất gây ung thư cao hơn 4 lần so với khuyến cáo trước đây. Do đó trong ấn phẩm ICRP 60 (1991) Ủy ban đã khuyến cáo giảm giới hạn liều hiệu dụng đối với chiếu xạ nghề nghiệp xuống thành 20 mSv/năm được lấy trung bình trong 5 năm, trong đó liều giới hạn cho một năm đơn lẻ là 50 mSv. Khuyến cáo này dùng làm cơ sở cho tiêu chuẩn về an toàn bức xạ mà chúng ta hiện đang sử dụng.

Một phần của tài liệu đánh giá an toàn che chắn trong phòng x quang chẩn đoán bằng chương trình mcnp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)