Tổn thương ở mức cơ thể

Một phần của tài liệu đánh giá an toàn che chắn trong phòng x quang chẩn đoán bằng chương trình mcnp (Trang 39)

Chương 2 AN TOÀN CHE CHẮN TRONG PHÒNG X-QUANG CHẨN ĐOÁN Y TẾ

2.2.3. Tổn thương ở mức cơ thể

Tổn thương gây ra bởi bức xạ là hệ quả của các tổn thương ở nhiều mức độ liên tục diễn ra trong cơ thể sống từ tổn thương phân tử, tế bào, mô đến tổn thương các cơ quan và các hệ thống của cơ thể. Hậu quả của những tổn thương này làm

phát sinh những triệu chứng lâm sàng, có thể dẫn đến tử vong. Diễn tiến của tổn thương bức xạ luôn đi cùng với quá trình phục hồi tổn thương. Sự phục hồi này cũng diễn ra ở mức độ từ phân tử, tế bào, mô đến hồi phục các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.

2.3. Ý nghĩa và mục đích của việc che chắn

Có nhiều loại vật liệu được sử dụng để che chắn cho phòng X quang nhưng được sử dụng chủ yếu có thể kể đến như chì, bê tông, thạch cao, barit… Việc che chắn hợp lý giúp tiết kiệm nguyên liệu dùng để xây dựng phòng X quang mà vẫn đảm bảo hạn chế được bức xạ nghề nghiệp tới mức tối thiểu cho các nhân viên y tế, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân ở khu vực chờ và những người có liên quan đến việc chụp, chiếu làm việc bên ngoài phòng X quang.

Che chắn hợp lý giúp tiết kiệm không gian, diện tích xây dựng, bên cạnh phòng X quang có thể xây dựng các phòng khám chữa bệnh khác mà không phải giữ một khoảng cách nhất định, do bức xạ thoát ra từ máy X quang được giữ lại bên trong và không thoát ra được bên ngoài để gây hại cho con người và môi trường.

Ngoài ra, che chắn hợp lý đảm bảo an toàn cho khu dân cư xung quanh cơ sở chụp X quang, giúp người dân yên tâm đến những cơ sở này để chữa bệnh [9].

Một phần của tài liệu đánh giá an toàn che chắn trong phòng x quang chẩn đoán bằng chương trình mcnp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)