Phân tích phân rã phương sai:

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu:

4.4.1.Phân tích phân rã phương sai:

Bảng 4.7: Kết quả phân tích phân rã phương sai. Variance Decomposition of LNVNINDEX:

Period S.E. LNVNINDEX LNCPI LNEXR LNIR LNOP LNMONEY

1 0.073690 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.106346 85.21958 10.38318 2.122053 0.274066 1.835029 0.166089 3 0.125119 74.88257 14.17710 6.313057 0.225344 2.366316 2.035616 4 0.137295 65.82574 13.21615 11.51680 0.248415 7.266704 1.926194 5 0.148076 56.72855 12.28276 15.62738 1.125905 12.48652 1.748886 6 0.158918 49.54725 13.23428 17.63502 2.847121 15.15735 1.578980 7 0.170588 43.58162 16.95160 18.03464 4.834861 15.15587 1.441411 8 0.183467 38.03634 22.94169 17.26053 6.769538 13.63810 1.353804 9 0.198020 32.71789 30.37558 15.67095 8.317907 11.71333 1.204340

10 0.214182 27.97577 37.75119 13.87997 9.196805 10.16212 1.034135

11 0.230574 24.25625 43.77743 12.35439 9.618174 9.101001 0.892752

12 0.245746 21.57604 48.20518 11.23096 9.842702 8.353124 0.791990

Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng Eviews 6.0.

Kết quả phân tích phân rã phương sai với số kì là 12 tháng cho thấy sự biến động của chỉ số VN-index chủ yếu được giải thích bởi các cú shock từ chính nó với mức độ giải thích giảm dần qua thời gian. Đến khoảng tháng thứ 6 thì mức độ giải thích của bản thân VN-index chỉ còn khoảng 50%. Kết quả này cho thấy tính chất của TTCK Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ tâm lý của các nhà đầu tư – chạy sau diễn biến thị trường trong quá khứ để ra quyết định. Sau VN-index thì biến lạm phát đóng góp vào giải thích biến động VN- index ở mức 13% sau 6 tháng và mức độ giải thích có xu hướng tăng dần theo thời gian. Sau 1 năm, mức độ tỉ trọng giải thích của lạm phát trong thay đổi của chỉ số chứng khoán chiếm đến 48% trong khi các biến còn lại không đáng kể. Điều này phần nào cho thấy tác động dài hạn của lạm phát cũng như kí ức về lạm phát cao kéo dài trong quá khứ của người dân vẫn tác động mạnh đến TTCK. Kế đến là mức độ giải thích của tỉ giá đến thay đổi của VN-index. Trong ngắn hạn, tỉ giá hầu như tác động không đáng kể đến giá chứng khoán. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này tăng dần sau khoảng 7 tháng kể từ cú shock đầu tiên của tỉ giá đến VN-index thì tỉ trọng giải thích này chiếm 18% và sau đó giảm dần. Tương tự như tỉ giá, mức độ giải thích từ các cú shock giá dầu cũng chiếm tỉ trọng khoảng 15% ở tháng thứ 6 và giảm dần sau đó. Các cú shock từ lãi suất và cung tiền dường như đóng góp không đáng kể vào biến động của chỉ số chứng khoán. Trong đó, lãi suất không ảnh hưởng đến VN-index trong khoảng thời gian 4 tháng kể từ cú shock lãi suất đầu tiên. Mức ảnh hưởng tăng dần và đạt 9% sau khoảng thời gian 1 năm, chứng tỏ lãi suất ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong dài hạn nhiều hơn trong ngắn hạn. Kết quả này cũng tương đồng với phân tích hệ số tương quan từ mô hình VECM và kiểm định đồng liên

kết ở phần trên. Mức độ giải thích của cung tiền từ các cú shock của nó đến VN-index là nhỏ nhất trong các biến vĩ mô đang xét. Trong khoảng 2 tháng đầu, cung tiền hầu như không giải thích cho bất kì sự biến động nào của giá chứng khoán. Kể từ tháng thứ 3, mức độ giải thích tăng lên 1-2% vẫn là khá thấp so với các biến khác và dần triệt tiêu sau gần 1 năm kể từ cú shock đầu tiên của cung tiền.

Như vậy, để tác động đến chỉ số chứng khoán theo chiều hướng mong muốn thì các chính sách của quốc gia cần chú trọng kiểm soát lạm phát, tỉ giá và giá dầu vì đây là ba biến có tỉ trọng đóng góp giải thích sự biến động của chỉ số chứng khoán nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49)