Cơ chế này được xây dựng dựa trên đề xuất của các nhà kinh tế Oh và Harvie (2001) về một cơ chế tỷ giá tương tự như Cơ chế tỷ giá hối đoái của EMS. Cơ chế này sẽ có những đặc điểm như sau:
Hình thành một đồng tiền chung ASEAN ở dạng chuẩn bị tương tự như đơn vị tiền tệ châu Âu ECU, là một rổ tiền tệ bao gồm đồng tiền các nước thành viên.
Tỷ trọng các đồng tiền nên được tính toán theo tỷ trọng thương mại của một nước trong tổng thương mại của khu vực, chứ không nên theo tỷ trọng GDP do sự chênh lệch về GDP giữa các nước quá lớn.
Tỷ giá trung tâm của đồng tiền các nước thành viên sẽ không do các nước thành viên tự quyết định mà do một Viện tiền tệ ASEAN, tương tự như Viện tiền tệ châu Âu EMI, quyết định. Biên độ dao động sẽ rộng hơn trong đề xuất trên, chẳng hạn là ± 15% như trong giai đoạn sau 1993 của ERM. Viện tiền tệ này cũng sẽ điều hành và phối hợp các chính sách về tiền tệ và tỷ giá mà các nước thành viên đã thống nhất. Đồng thời viện này cũng phải đảm nhận trách nhiệm là người cho vay cuối cùng, cung cấp các phương tiện tín dụng giải ngân nhanh trong trường hợp khẩn cấp như đầu cơ tiền tệ ở quy mô lớn.
Công việc còn lại sẽ chỉ là thành lập một Ngân hàng trung ương ASEAN thay thế cho Viện tiền tệ ASEAN và phát hành một đồng tiền chung dựa trên đơn vị tiền tệ ASEAN đã thiết lập khi các nước thành viên đã đạt được một mức độ hội tụ cần thiết theo các tiêu chí cụ thể đã thống nhất.
Cũng như phương án 1, đề xuất này sẽ giảm bớt sự biến động tỷ giá hối đoái thực tế cũng như danh nghĩa. Đề xuất này sẽ giúp các nước đạt được một mức độ hội nhập cao hơn trong một thời gian ngắn hơn, do đã xuất hiện từ sớm một đơn vị tiền tệ khu vực và một thể chế khu vực về tiền tệ và tỷ giá.
Tuy nhiên, với sự chênh lệch về trình độ phát triển như hiện nay, các nước ASEAN sẽ dễ dàng chấp nhận một rổ tiền tệ với 3 đồng tiền chính được sử dụng rộng rãi hơn là một rổ tiền tệ gồm đồng tiền các nước ASEAN. Hơn nữa, đề xuất về một rổ các đồng tiền ASEAN cũng đòi hỏi khá nhiều nước phải từ bỏ cơ chế
tỷ giá thả nổi có điều tiết hiện hành để áp dụng một chính sách tỷ giá chung.
Các vấn đề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN - hướng tới hình thành một đồng tiền chung.
Trong tiến trình hội nhập ASEAN, hướng tới việc hình thành một đồng tiền chung, Việt nam cần phải :
-Chủ động xây dựng một chiến lược hội nhập phù hợp
Chiến lược hội nhập là định hướng chính sách tổng thể lâu dài cho quá trình hội nhập của một quốc gia vào các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực. Chiến lược này bao gồm những nội dung liên quan đến mục tiêu, phương châm, bước đi và biện pháp theo đuổi.
Trước hết, cần xác định mục tiêu lâu dài và mục tiêu từng giai đoạn của quá trình hội nhập. Những mục tiêu này không thể tách rời những mục tiêu chiến lược của đường lối chính trị-kinh tế của đất nước và phải nhằm phục vụ những mục tiêu chiến lược đó.
Chiến lược hội nhập cần đề ra những phương châm và bước đi thích hợp của quá trình hội nhập đối với từng giai đoạn. Một nguyên tắc quan trọng là các bước đi của quá trình hội nhập phải đồng bộ và phù hợp với tiến trình cải cách, điều chỉnh toàn diện bên trong, đảm bảo hai tiến trình này không trái ngược, triệt tiêu hiệu quả của nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Các bộ phận của chiến lược hội nhập là chính sách thương mại, chính sách đầu tư, sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối, chính sách tài chính, chính sách trợ cấp, chính sách giá cả, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chính sách xuất nhập cảnh và lưu trú, các thủ tục hành chính, hệ thống tư pháp…phải vận hành ăn khớp, thống nhất vì mục tiêu, phương châm chung, có tính toán kỹ các hậu quả kinh tế-xã hội có thể xảy đến khi thực hiện tiến hành hội nhập.
-Tích cực xây dựng lộ trình Hội nhập phù hợp
Lộ trình thực hiện các yêu cầu của các thể chế quốc tế gồm 3 loại: (1) lộ trình tích cực (3-5 năm), (2) lộ trình trung bình (5-7 năm) và (3) lộ trình chậm
(7-10 năm). Chọn lộ trình nào là tuỳ thuộc vào sự cân nhắc hiệu quả và các hệ quả xã hội.
Nhìn chung, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Việt Nam cần một lộ trình tích cực để rút ngắn con đường phát triển, chống tụt hậu.
-Chủ động đàm phán đa phương và song phương có hiệu quả với các nước và các tổ chức khu vực, toàn cầu
Cần chuẩn bị kỹ các phương án đàm phán về từng lĩnh vực, vấn đề, sản phẩm. Khôn khéo vận dụng quy chế xử lý tranh chấp và đòi hỏi hoàn thiện các quy chế đó có lợi cho các nước đang phát triển . Tranh thủ đạt được những cách giải thích có lợi cho mình về những thuật ngữ và khái niệm còn mơ hồ, có thể giải thích nhiều cách khác nhau, trong các hiệp định quốc tế và các quy tắc toàn cầu hóa.
Muốn vậy, cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau: