Phương án 1: Neo giá vào một rổ tiền tệ chung.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành đồng tiền chung EURO, SDR, ACU (Trang 26 - 27)

Đề xuất này do nhà kinh tế học Williamson (1999, 2000) đưa ra với mục đích xây dựng một cơ chế tương tự như Hệ thống tiền tệ châu Âu EMS, với những đặc điểm như: xây dựng một cơ chế tỷ giá hối đoái neo giá vào một rổ tiền tệ chung bao gồm đôla Mỹ, Yên Nhật và Euro. Tỷ trọng các đồng tiền này

trong rổ sẽ dựa vào tỷ trọng thương mại của cả khu vực, chứ không phải của từng quốc gia ASEAN với Mỹ, Nhật và EU. Mỗi nước thành viên sẽ tự đưa ra một tỷ giá trung tâm so với rổ tiền tệ này và phải cam kết duy trì tỷ giá này trong một biên độ mà mình tự lựa chọn. Tuy nhiên, khi xảy ra các cuộc tấn công đầu cơ ở quy mô lớn, cho phép tạm thời ngừng neo giá với điều kiện nước này cam kết sẽ đưa tỷ giá về mức ban đầu. Cơ chế này cho phép cùng tồn tại nhiều cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau ở các nước thành viên khác nhau như tỷ giá cố định (Malaysia), thả nổi có điều tiết (Singapore, Philipin, Việt Nam), neo giá với biên độ dao động cho phép (Inđônêxia)..., và cho phép các nước thành viên được điều chỉnh tỷ giá và biên độ dao động trong trường hợp thực sự cần thiết. Việc cho phép điều chỉnh tỷ giá và biên độ dao động này dựa trên kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng của EMS năm 1992-1993 khi một số thành viên buộc phải rút khỏi cơ chế và biên độ dao động sau này đã phải mở rộng từ ±2.5% lên tới ±15%. Cơ chế này cũng đòi hỏi phải xây dựng một hình thức tương tự như hạn mức tín dụng thời hạn rất ngắn của châu Âu nhằm hỗ trợ các đồng tiền thành viên trong trường hợp xảy ra đầu cơ tiền tệ.

Cơ chế này sẽ có tác dụng làm giảm bớt sự biến động của tỷ giá danh nghĩa cũng như tỷ giá thực tế nội bộ khu vực khi tỷ giá của các đồng tiền chính (đôla, yên, euro) biến động. Nó cũng sẽ giúp các nước thành viên hội nhập hơn về mặt kinh tế, và cùng với sự ổn định tỷ giá, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hình thành một đồng tiền chung ở ASEAN.

Tuy nhiên, các công việc còn lại để đi đến một liên minh tiền tệ sẽ còn khá nhiều, bao gồm: hình thành một thể chế tiền tệ khu vực và cho ra đời một đơn vị tiền tệ khu vực, sau đó khi các nước thành viên hoàn thành giai đoạn điều chỉnh kinh tế vĩ mô để hội nhập, sẽ tiếp tục phát triển thể chế tiền tệ đó lên thành một ngân hàng của khu vực và đơn vị tiền tệ được phát triển lên thành đồng tiền chung của khu vực.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành đồng tiền chung EURO, SDR, ACU (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w