Thứ nhất: Tích cực xây dựng sự bình đẳng, không khí thoải mái cho Thẩm phán và các bên đương sự khi làm việc.
Ví dụ: Trong công tác hòa giải, để đạt được hiệu quả cao thì Thẩm phán cần hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, muốn như vậy phải tạo ra không khi bình đẳng, thoải mái cho các bên khi làm việc, phòng hòa giải và trang thiết bị trong phòng cần sắp xếp phù hợp thể hiện sự bình đẳng giữa Thẩm phán và các đương sự vì đây không phải là hoạt động xét xử tại pháp đình, bàn hòa giải có thể sắp xếp theo hình tròn hoặc hình chữ U để việc các bên ngồi trình bày ý kiến của mình được thoải mái, không có sự khoảng cách.
Thứ hai: Đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, tuyên truyền, giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức của các cán bộ Tòa án và Hội thẩm nhân dân.
Tòa án là cơ quan thay mặt quyền lực Nhà nước thực thi pháp luật, cầm cán cân công lý, các quyết định của Tòa án có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội. Vì vậy đòi hỏi người “cầm cân nảy mực” mà đặc biệt là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là người vừa có trình độ chuyên môn am hiểu pháp luật, vừa là người phẩm chất đạo đức trong sạch.
Hiện nay Bộ Tư pháp đã thành lập Học viện Tư pháp và trong hệ thống Tòa án đã thành lập Trường cán bộ Tòa án và sắp tới đang có dự kiến phát
triển thành Học viện Tòa án. Như vậy, rõ ràng chúng ta có đủ cơ sở và điều kiện thực tế để thực hiện việc đào tạo trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ Tòa án. Tuy vậy, thực tế nhiều khi việc đào tạo chỉ mang tính hình thức nên chưa mang lại kết quả như mong muốn. Đội ngũ Thẩm phán, thư ký, cán bộ nghiệp vụ hiện nay của Tòa án còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Điều này đã ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng công tác xét xử, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự.
Để khắc phục được những hạn chế trên, cần thiết có những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án đặc biệt là những người tham gia vào giải quyết án, chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trong công tác xét xử như: Công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng xét xử các vụ án; tập huấn các kiến thức liên quan đến công tác xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác bổ nhiệm Thẩm phán, có sự phân công, bố trí hợp lý đúng với năng lực chuyên môn của Thẩm phán. Hôn nhân và gia đình là lĩnh vực mang tính đặc thù, không phải Thẩm phán nào cũng giải quyết được, vì bên cạnh năng lực chuyên môn, Thẩm phán muốn giải quyết án hôn nhân và gia đình một cách hợp tình, hợp lý còn cần có cái nhìn rộng, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn của quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình, từ đó họ mới có thể đưa ra những phán quyết hợp tình, hợp lý. Vì vậy cần phải tập huấn, đào tạo riêng một đội ngũ Thẩm phán làm trong lĩnh vực này thì thực tiễn xét xử sẽ đạt hiệu quả hơn.
Thứ ba: Tăng cường vai trò của đoàn thể và các cơ quan Nhà nước khác trong việc hỗ trợ, phối hợp với Tòa án để giải quyết những tranh chấp.
Để công tác giải quyết các vụ án ly hôn có hiệu quả thì ngoài vai trò của Tòa án thì các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên,… cũng là những cơ quan có thể đóng góp rất lớn. Hiện nay, dù các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản chung ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp và trong các vụ án tranh chấp đó các đương sự liên quan không được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, nhưng thực tế cho thấy các cơ quan nêu trên trên với chức năng, nhiệm vụ của mình vẫn còn chưa có được tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của công dân đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Do đó, cần phải có biện pháp tác động đến đoàn thể như: Ban hành các chính sách, các quy định để các đoàn thể cùng tham gia tích cực trong việc bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình tại địa phương, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng thì Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành khác trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu liên quan đến công tác giải quyết vụ án nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời đảm bảo về mặt quyền lợi của các đương sự. Do đó, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trên với Tòa án và trách nhiệm của các cơ quan này trong việc phối hợp, hỗ trợ Tòa án trong việc thực hiện tố tụng, cụ thể hơn cần quy định rõ chi tiết những nhiệm vụ này trong luật để các cơ quan liên quan không chối bỏ hay chậm trễ khi Tòa án có yêu cầu phối hợp.
Thứ tư: Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
Do các quy định của pháp luật chúng ta hiện nay vẫn còn những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, còn nhiều các quy định chưa cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng pháp luật chưa thống nhất trong hệ thống Tòa án, trong nhiều trường hợp cùng một điều luật, cùng một nội dung tranh chấp nhưng các Tòa án lại có cách nhìn nhận, đánh giá, áp dụng pháp luật và phán quyết khác nhau gây mất lòng tin trong dân chúng. Do đó, cần tăng
cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật mới có thể mang lại sự thống nhất và hiệu quả của công tác xét xử.
Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì quan hệ hôn nhân trong thời đại hiện nay không còn nằm trong vòng chuẩn mực, không được coi trọng, giữ gìn như trước. Khi có mâu thuẫn, vợ chồng thường không kiên nhẫn cùng nhau bàn bạc, cảm thông, “gạn đục lắng trong” để cùng tìm cách tháo gỡ mà họ dễ dàng chấp nhận sự “tan đàn xẻ nghé”. Bên cạnh đó, cùng do trình độ kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng vẫn còn hạn chế nên đã gây ra khó khăn nhất định cho cơ quan trực tiếp giải quyết vụ việc ly hôn và chia tài sản chung. Nếu ngay từ đầu các cặp vợ chồng nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, mục đích nhân văn sâu sắc của quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình, ý thức được việc tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung, ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình đối với tài sản thì giữa họ sẽ hạn chế đến mức tối đa sự mâu thuẫn về tình cảm và sự tranh chấp về tài sản. Vì vậy cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của gia đình cũng như các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đến người dân đặc biệt là các cặp vợ chồng.Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, internet, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý hay xét xử lưu động của Tòa án.
Kết luận chương 3
Để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về tố tụng và nội dung, thực hiện tốt, đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên những giải pháp nêu trên trong một thời gian nhất định chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì số lượng các vụ án về hôn nhân và gia đình có tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà Tòa án giải quyết xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi ngày càng cao tính chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng của các quy định pháp luật cũng như chất lượng áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án của Toà án cần phải có tầm cao và triệt để hơn.
Với phát triển của hệ thống Tòa án hiện nay đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết án chia tài sản chung của vợ, chồng vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của công dân, gây mất lòng tin vào pháp luật của một bộ phận không nhỏ dân chúng. Do đó, cần phải phát hiện và đề ra biện pháp giải quyết kịp thời nhằm thích ứng với mục tiêu và đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp mà Toà án giữ vai trò trung tâm hiện nay.
Trên cơ sở lý luận, từ nghiên cứu thực tiễn giải quyết về tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, học viên đã liên hệ với thực tiễn xét xử vụ án ly hôn và chia tài sản chung của Tòa án các cấp tại các địa phương khác nhau. Từ thực tiễn đó, để thấy được hiệu quả áp dụng pháp luật và vận dụng đường lối chính sách của Đảng vào cuộc sống cũng như chỉ ra những tồn tại, bất cập. Đồng thời qua nghiên cứu, học viên đã đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân gia đình nói chung và giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng. Những giải pháp này nếu được áp dụng thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Toà án, đóng góp một phần làm ổn định quan hệ hôn nhân, giữ gìn pháp chế, kỷ cương pháp luật, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Việt Anh (2011), Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, Hà Nội.
2. Bắc Kỳ (1931), Bộ luật dân sự Bắc Kỳ.
3. Chính Phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học luật Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Cừ (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất bất cập của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đoàn Thị Phương Diệp (2011), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp”, Tạp chí nghiên cứu luật pháp điện tử, truy cập tại địa chỉ http://www. ncpl.org.vn/thuc_
tien_ phap_ luat/nguyen- tac- suy- doan- 111 oan- tai- san- chung- trong- luat- hon- nhan-va-gia-dinh viet-nam-va-luat-dan-su-phap.
8. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I- Gia đình, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, (03).
10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐTP hướng dẫn và thi hành một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ, Hà Nội.
11. I.L Anđrêép (1987), Về tác phẩm của Ph.Ăngghen “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva.
12. Nguyễn Thị Lan (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, trường
Đại học luật Hà Nội.
13. Phạm Hồng Nhung (2000), Vấn đề xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn, vuanhlaw.com.vn/news/Hoat-dong-cua-
tinh/Van-de-xac-dinh-tai-san-chung-va-tai-san-rieng-cua-vo-chong-khi- ly-hon-252.html.
14. Thu Phương (2012), “Để tài nguyên đất đai là nguồn lực sự phát triển kinh tế”, http://www.vietnamplus/de-tai-nguyen-dat-dai-la-nguon-luc-
cho-su-phat-trien-kinh-te/280109.vnp
15. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
16. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
17. Quốc hội (1992), Hiến Pháp, Hà Nội.
18. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
19. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
20. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
21. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (2012), Hiến pháp, Hà Nội.
23. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
24. Sài Gòn (1972), Bộ luật dân sự Sài Gòn, Hà Nội.
25. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2005 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2006 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
27. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2007 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2008 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2009 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
35. Trung Kỳ (1936), Bộ luật dân sự Trung Kỳ.
36. Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển tiếng việt, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội.
37. Trường Cán bộ Tòa án (2013), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết