Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như trên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên trong thực tế vẫn còn những vụ án giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng chưa đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi của các đương sự, không có tính khả thi, không thi hành được trong thực tế dẫn đến chất lượng giải quyết vụ án thấp và nhiều vụ án đã
Bảng 2.1: Thống kê giải quyết các vụ việc hôn nhân
Năm Sơ thẩm (vụ) Phúc thẩm (vụ) Giám đốc thẩm (vụ)
2008 76.152 2.885 106 2009 89.609 2.704 119 2010 97.627 2.516 136 2011 115.331 2.666 144 2012 130.860 2.633 156 2013 145.719 2.447 120 2014 159.462 2.470 104
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34]).
Qua bảng thống kê số liệu nêu trên cho thấy, số lượng án sơ thẩm là rất lớn nhưng số lượng các vụ án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là tương đối ít. Năm 2008, số lượng án sơ thẩm là 76.152 vụ, phúc thẩm là 2.885 vụ, giám đốc thẩm là 106 vụ; năm 2009, số lượng án sơ thẩm là 89.609 vụ, phúc thẩm là 2.704 vụ, giám đốc thẩm là 119 vụ; năm 2010, số lượng án sơ thẩm là 97.627 vụ, phúc thẩm là 2.516 vụ, giám đốc thẩm là 136 vụ; năm 2011, số lượng án sơ thẩm là 115.311 vụ, phúc thẩm là 2.666 vụ, giám đốc thẩm là 144 vụ; năm 2012 số lượng án sơ thẩm là 130.860 vụ, phúc thẩm là 2.633 vụ, giám đốc thẩm là 156 vụ; năm 2013, số lượng án sơ thẩm là 145.719 vụ, phúc thẩm là 2.447 vụ, giám đốc thẩm là 120 vụ; năm 2014, số lượng án sơ thẩm là 159.462 vụ, phúc thẩm là 2.470 vụ, giám đốc thẩm là 104 vụ. Bảng kê cũng cho thấy sự tăng lên về số lượng rất nhanh của những vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Như vậy, khối lượng công việc mà các Thẩm phán phải giải quyết hàng năm ngày càng tăng, với số lượng án nhiều như hiện nay đòi hỏi một sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ Tòa án trong việc nghiên cứu, xét xử vụ án.
Việc số lượng án giải quyết nhiều một phần là hiện nay số lượng các vụ án ly hôn nhiều nhưng bên cạnh đó cũng có một nguyên nhân khác đó là công tác hòa giải chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.2: Công tác hòa giải các vụ án lao động
Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện
Năm Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết/% số VA đã thụ lý Hòa giải thành/% số VA đã giải quyết Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết/% số VA đã thụ lý Hòa giải thành/% số VA đã giải quyết 2005 604 497 82,3% 87 17,5% 346 315 91% 70 22,2% 2006 324 299 92,3% 67 22,4% 496 461 92,9% 106 23% 2007 167 163 97,6% 38 23,3% 855 799 93,5% 190 1,2% 2008 127 117 92,1% 56 47,8% 1574 1.313 83,4% 687 52,3% 2009 50 48 96% 4 8,3% 1.714 1.586 92,5% 342 21,5% 2010 35 35 100% 7 20% 2.456 2.290 93,2% 508 22,1% 2011 5.200 4235 77,4% 2.032 48% 4.840 4.183 89,9% 1.574 37,6% 2012 35 30 85,7% 2 6,6% 3.057 2.808 91,9% 652 23,2% 2013 24 15 62,5% 0 0% 4.446 4.089 92% 1.132 27,6% Tổng cộng 6.566 5.439 82,8% 2.293 42,1% 19.784 17.844 90,1% 5.261 29,4%
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33]).
Bảng 2.3: Công tác hòa giải các vụ án hôn nhân và gia đình
Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án nhân dân cấp huyện
Năm Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết/% số VA đã thụ lý Hòa giải thành/% số VA đã giải quyết Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết/% số VA đã thụ lý Hòa giải thành/% số VA đã giải quyết 2005 3.020 2.667 88,3% 46 1,8% 62.218 57.124 91,8% 4.052 7% 2006 2.504 2.247 89,7% 22 0,9% 66.329 61.811 93,2% 4.567 7,3% 2007 2.675 2.516 94,1% 18 0,7% 71.809 67.688 94,3% 3.547 5,2% 2008 2.771 2.592 93,5% 17 0,6% 77.999 73.560 94,3% 2.837 3,9% 2009 2.958 2.723 92,1% 13 0,4% 91.752 86.886 94,7% 2.757 3,1% 2010 2.971 2.662 89,6% 1 0,3% 100.361 94.965 94,6% 3.245 3,4% 2011 3.107 2.775 88,7% 4 0,2% 118.741 112.576 94,8% 3.209 2,8% 2012 3.095 2.558 83,6% 10 0,3% 133.476 128.272 96,1% 2.879 2,2% 2013 3.507 3.035 86,5% 8 0,2% 148.323 142.684 96,2% 2.852 1,9% Tổng cộng 26.608 5.439 82,8% 139 0,5% 871.008 825.566 94,8% 29.945 3,6%
Qua bảng tổng kết số liệu nêu trên cho thấy từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/12/2013 ngành Tòa án nhân dân đã thụ lý 897.616 vụ việc hôn nhân và gia đình, giải quyết 849.351 vụ án, trong đó hòa giải thành 30.084 vụ việc chiếm 3,6% số vụ việc đã giải quyết. Số vụ việc hôn nhân và gia đình hòa giải thành ở Tòa án các cấp tăng, giảm không đồng đều và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vụ đã giải quyết, nếu so sánh với số vụ án đã hòa giải thành trong các vụ án lao động theo bảng “Công tác hòa giải vụ án lao động” nêu trên thì số vụ án hòa thành của các vụ án hôn nhân và gia đình còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác hòa giải, chưa góp phần tích cực vào mục tiêu ổn định cuộc sống gia đình.
Kết quả hòa giải trên cũng cho thấy, khi các bên đã có tranh chấp về hôn nhân, tài sản thì giữa họ đã có mâu thuẫn quá trầm trọng nên việc hòa giải là rất khó khăn. Hơn nữa, Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên tỷ lệ hòa giải thành thường rất thấp. Như vậy, công tác hòa giải của Tòa án đã không đáp ứng được mục tiêu mà ngành Tòa án đã đề ra tại Thông tư số 25/TATC ngày 10/11/1974 về hòa giải trong tố tụng dân sự và các tổng kết công tác cuối năm của ngành Tòa án.
Qua thực tế xét xử cho thấy các vụ án giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn bị cấp phúc thẩm, sửa, huỷ và bị cấp giám đốc thẩm hủy chủ yếu là do những nguyên nhân như: Sai sót trong việc áp dụng pháp luật; đánh giá chứng cứ không đúng, không toàn diện; không đảm bảo nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong đó phần lớn là các vi phạm như bỏ sót người tham gia tố tụng; xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ… Xin dẫn chứng những sai sót trong một số vụ án cụ thể như sau:
- Xác minh thu thập chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến đường lối giải quyết vụ án không đủ căn cứ.
Việc thu thập chứng cứ là khâu quan trọng nhất trong quá trình tiến hành tố tụng. Trong bất kỳ vụ án nào nếu có sự tranh chấp, đồng nghĩa với việc sẽ có những chứng cứ, lời khai mâu thuẫn với nhau, lúc này việc thu thập chứng cứ như lấy lời khai, xác minh… có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để Toà án giải quyết tranh chấp. Mặc dù theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của đương sự, nhưng không phải trong mọi trường hợp Tòa án chỉ thụ động vào sự cung cấp tài liệu, chứng cứ của đương sự mà cần có sự chủ động nếu thấy việc thu thập chứng cứ đó là cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Một ví dụ thực tế rằng nếu các đương sự có tranh chấp về nhà, đất thì ngoài lời khai của đương sự, Thẩm phán cần thiết phải xác minh tại địa phương về nguồn gốc đất, việc cấp giấy chứng nhận có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay không, hồ sơ cấp GCNQSDĐ thể hiện ai là người kê khai, sau khi người kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có khiếu nại hay không, nếu có thì các cơ quan chức năng đã giải quyết hay chưa… Thẩm phán không thể chỉ dựa vào lời khai và chứng cứ đơn thuần có trong hồ sơ mà cần phải có sự khảo sát, xem xét, nhìn nhận thực tế thì mới có thể có quyết định đúng đắn. Hoặc đơn cử như những vụ án có nhiều lời khai mâu thuẫn thì Thẩm phán cần cho các đương sự đối chất, lấy lời khai của người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ của các cơ quan chứ không thể tự mình đánh giá lời khai của hai bên đương sự, vì nếu sự đánh giá này sẽ dễ rơi vào cảm nhận chủ quan của Thẩm phán.
Tuy nhiên, có nhiều Toà án chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ việc thu thập chứng cứ nhưng đã vội vàng đưa vụ án ra xét xử dẫn đến đường lối giải quyết vụ án không có căn cứ, không có tính thuyết phục, gây bất bình cho các đương sự.
Ví dụ 1: Vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đình” giữa nguyên là chị Lê Thị Tuyết với bị đơn là anh Lê Sỹ Tăng, do TAND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử phúc thẩm (theo Bản án phúc thẩm số 01/2011/HNGĐ- PT ngày 17/9/2013).
Hồ sơ vụ án cho thấy: Tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2602000198 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp cho Công ty TNHH Hoa Mai (gọi tắt là Công ty) thì Công ty Hoa Mai là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, gồm anh Lê Sỹ Tăng (phần vốn góp 93,5%) và chị Lê Thị Tuyết (phần vốn góp 6,5%) (anh Tăng và chị Tuyết là vợ chồng). Theo quy định tại Điều 27 Luật HN và GĐ nếu anh Tăng và chị Tuyết không chứng minh được số vốn góp vào công ty là tài sản riêng thì đây sẽ là tài sản chung. Tuy nhiên, Công ty Hoa Mai là một pháp nhân độc lập nên cần phải xem xét các quan hệ kinh tế của Công ty trước khi đem chia. Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét mà đã chia toàn bộ tài sản của Công ty cho anh Tăng, chị Tuyết là không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm hủy phần phân chia tài sản của Công ty của bản án sơ thẩm, nhưng chưa xác định chính xác đâu là tài sản chung, cụ thể: Phần móng và phân xây thô tầng 1 khách sạn thì quá trình giải quyết anh Tăng khai đây là tài sản của Công ty. Chị Tuyết cũng khai phần tài sản anh Tăng xây dựng khi chị đã bỏ. Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ phần móng và phân xây thô có phải là tài sản của Công ty Hoa Mai hay không mà đã xác định đây là tài sản chung của vợ chồng và phân chia là không có căn cứ.
Đối với khoản tiền 03 tỷ đồng, theo chị Tuyết thì năm 2011 anh Tăng với danh nghĩa là Công ty Hoa Mai vay của chị 3 tỷ đồng (chị Tuyết có xuất trình Giấy xác nhận vay tiền trong đó ghi anh Tăng vay của chị Tuyết 03 tỷ đồng với danh nghĩa là vay cho Công ty Hoa Mai, khi nào Công ty làm ăn có lãi thì sẽ trả dần cho chị Tuyết hoặc đến năm 2005 Công ty sẽ làm dự án vay Ngân hàng để trả cho chị Tuyết. Anh Tăng không công nhận khoản vay này
và cho rằng chữ ký trong giấy xác nhận không phải là của anh. Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ nguồn gốc số tiền 3 tỷ mà theo lời khai của chị Tuyết là chị cho Công ty Hoa Mai vay và xác định tài sản Công ty Hoa Mai là tài sản chung, thời điểm chị Tuyết cho Công ty vay là trong thời kỳ hôn nhân nên khoản này cũng là tài sản chung của vợ chồng, nhận định này là chưa đủ cơ sở. Tòa án cấp phúc thẩm hủy phần phân chia tài sản của Công ty Hoa Mai nhưng không xem xét đến khoản nợ này là sai sót nghiêm trọng, vì lẽ ra Tòa án cần tiến hành giám định chữ ký của anh Tăng trong giấy xác nhận vay nợ, nếu chữ ký trong giấy xác nhận vay nợ này là của anh Tăng thì cần phải coi đây là khoản nợ của Công ty Hoa Mai đối với vợ chồng anh Tăng, chị Tuyết vì thời điểm cho vay đang tồn tại quan hệ vợ chồng và anh Tăng, chị Tuyết không có văn bản thỏa thuận chia tài sản riêng nên đây là tài sản chung của vợ
chồng và Công ty Hoa Mai phải có trách nhiệm trả nợ.
Bản án phúc thẩm nêu trên đã bị Chánh án TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tại Quyết định giám đốc thẩm số 139/2014/DS- GĐT ngày 26/03/2014, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã xử hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Ví dụ 2: Vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đình” giữa nguyên là anh Cao Kiên Cường và bị đơn là chị Trịnh Thanh Hà, do TAND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 30/2011/DS- PT ngày 31/3/2011).
Tài sản tranh chấp giữa anh Cường và chị Hà gồm:
- Nhà, đất có diện tích 44,91m2 tại số 6, ngõ 125, phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Anh Cường và chị Hà thống nhất là tài sản chung vợ chồng; chị Hà và anh Cường đều có nguyện vọng được chia nhà đất này để ở.
- Nhà, đất có diện tích 342m2 tại tổ 17, cụm 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ: Chị Hà cho rằng, năm 1997 vợ chồng chị nhận chuyển nhượng
nhà và diện tích đất 715m2 này ông Công Văn Thi và bà Nguyễn Thị Nhâm, vợ chồng chị đã nộp thuế sử dụng đất từ năm 1997, các biên lai thu thuế được lưu tại UBND phường Phú Thượng; sau đó gia đình ông Thi tranh chấp nhà đất này nên ông Thi đã đổi cho vợ chồng chị nhà đất diện tích 342m2 tại tổ 17, cụm 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và 100m2 đất trong diện tích đất 715m2 nói trên; do vậy, nhà và 342m2 đất tại tổ 17, cụm 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ là tài sản chung của vợ chồng chị.
Theo anh Cường, nhà và 342m2 đất tại tổ 17, cụm 3, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ là của ông Thi, bà Nhâm; do có quan hệ quen biết nên anh đã hỏi vay tiền của vợ chồng ông Thi nhưng ông Thi không có tiền mặt nên đã cho anh vay quyền sử dụng nhà đất 342m2 nêu trên và 100m2 tại xóm 6, Phú Gia, phường Phú Thượng để thế chấp vay ngân hàng; ông Thi, bà Nhâm không đồng ý đứng ra bảo lãnh nên hai bên nhất trí nhờ dịch vụ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng 342m2 đất từ tên vợ chồng ông Thi sang tên anh ngày 12/12/2001; do sợ anh làm ăn thua lỗ thì Ngân hàng sẽ phát mại nhà đất nên ông Thi, bà Nhâm yêu cầu vợ chồng anh ký giấy vay tiền ngày 20/12/2001 có nội dung anh Cường, chị Hà vay của ông Thi, bà Nhâm 2,9 tỷ đồng tương đương với 442m2 đất ở nhà ông Thi (342m2 tại tổ 17, cụm 3 và 100m2), bằng 580 lượng vàng. Mảnh đất 100m2 tại xóm 6, Phú Gia, Phú Thượng không có giấy tờ nên không vay được Ngân hàng, anh đã trả lại ông Thi.
Các chứng cứ khác có trong hồ sơ cho thấy: Tại Đơn đề nghị ngày 07/11/2001 của anh Cường có nội dung: Năm 1997 anh có mua của ông Thi ngôi nhà cổ 5 gian tọa lạc trên 715m2 đất tại số 8, tổ 33, cụm 5, Phú Thượng), năm 1999 ông Thi bàn giao toàn bộ giấy tờ nhà đất, nay anh em ông Thi tranh chấp tự phá khóa đến ở; anh đề nghị để anh giải quyết xong việc bàn giao nhà đất giữa anh và ông Thi thì sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân phường, Công an và
Tổ dân phố việc làm hệ thống thoát nước. Trước đó, ngày 18/12/2000, anh Cường đã có đơn gửi Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia Việt Nam tư vấn về việc tranh chấp nhà đất nêu trên. Tại Công văn số 09/2000/TVPL ngày