Muốn pháp luật được áp dụng hiệu quả thì trước tiên các quy định pháp luật phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn xã hội, các nội dung của điều luật phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, mâu thuẫn. Hiện nay các quy định của pháp luật và việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ án cụ thể vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập bởi lẽ hệ thống pháp luật của nước ta có quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, chưa tạo ra được nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng; có nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với thực tiễn.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, học viên sẽ đưa một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn như sau:
- Các quy định về pháp luật nội dung:
Thứ nhất: Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu đứng từ góc độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng thì đây là một quy định không hợp lý, thiết nghĩ chỉ nên quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là nguồn sống duy nhất của gia đình là tài sản chung, nếu khi hoa lợi lợi tức đó không là nguồn sống duy nhất của gia đình nữa thì vẫn là tài sản riêng trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Thứ hai: Cần quy định rõ như thế nào là công sức đóng góp để xây
dựng một chuẩn mực mang tính định lượng cho các Thẩm phán khi xét xử và phân chia tài sản. Thực tế việc xác định công sức đóng góp mới chỉ mang tính chất định tính chứ không có một định lượng rõ ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, dễ tạo ra xu hướng có một bộ phận không nhỏ các Thẩm phán lợi dụng việc không quy định rõ ràng về công sức đóng góp nên đã áp dụng phân chia tài sản một cách phiến diện, có lợi cho một bên nhằm trục lợi cá nhân.
Thứ ba: Trong các tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn thì tài sản tranh chấp phổ biến và có giá trị lớn nhất là đất đai, trong khi đó để giải quyết những tranh chấp này Thẩm phán không đơn thuần chỉ cần hiểu về Luật HN&GĐ mà còn cần có sự am hiểu về Luật đất đai. Về phía các đương sự cũng vậy, muốn hạn chế những tranh chấp về đất đai hoặc muốn có căn cứ pháp lý để bảo vệ cho quyền lợi của mình thì họ cũng cần có sự am hiểu các quy định liên quan đến đất đai. Do đất đai là tài sản có giá trị lớn, là tài sản tranh chấp phổ biến nên để hạn chế và nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về đất đai trong số các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì trước hết cần tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai và các văn bản có liên quan một cách sâu rộng hơn nữa trong quần chúng nhân dân, đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ cần hướng dẫn, giải thích tận tình, cụ thể những quy định của pháp luật để vợ chồng cùng hiểu và kê khai đầy đủ, chính xác tên hai người trong GCNQSDĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của họ nếu trường hợp giữa họ có sự tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất. Khi mà ngay từ đầu các vợ, chồng đều đã nhận thức được các quy định của pháp luật về đất đai và thực hiện đúng các quy định này thì nếu có xảy ra tranh chấp xảy ra Tòa án cũng sẽ dễ dàng xem xét, phân chia hợp lý, giảm được rất nhiều áp lực trong việc xác
Thứ tư: Một tranh chấp phổ biến hiện nay trong các tranh chấp về tài
sản chung của vợ chồng đó là khi ly hôn thì bố mẹ của vợ hoặc chồng cho rằng nhà, đất mà vợ chồng đang tranh chấp là bố mẹ cho mượn hoặc chỉ cho con trai, con gái, không cho con dâu, con rể, khi giải quyết Tòa án khó có thể phân định rõ ràng là bố mẹ đã cho hay chưa cho, cho chung hay cho riêng vì thường thì việc cho này không thể hiện bằng văn bản mà hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào chính thức quy định về vấn đề này, thiết nghĩ cần có văn bản chính thức quy định nếu đất do bố mẹ mua để cho vợ chồng người con đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giao cho vợ chồng người con sử dụng trong một thời gian dài, trong quá trình sử dụng vợ chồng con đã kê khai, đứng tên trong sổ địa chính hoặc các con chưa đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng đã có thời gian sử dụng lâu dài, khuôn viên đất mà vợ chồng ở độc lập với nơi ở của bố mẹ, trong quá trình sử dụng vợ chồng đã cùng nhau xây dựng nhà ở và sản xuất, sinh hoạt trên đất nhưng bố mẹ không có ý kiến gì chỉ đến khi vợ chồng các con xin ly hôn thì bố mẹ mới khai là đất của bố mẹ chưa cho thì cần xác định là tài sản chung của vợ chồng nếu bố mẹ không có chứng cứ khác để chứng minh.
- Các quy định về pháp luật tố tụng:
Thứ nhất: BLTTDS hiện nay vẫn chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với một số tranh chấp đặc thù như tranh chấp về đất đai, thừa kế, lao động, hôn nhân và gia đình… Việc pháp luật tố tụng không có những quy định riêng về trình tự, thủ tục tố tụng đối với những tranh chấp có tính đặc thù này là một khiếm khuyết không hề nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án. Hiện nay, Nhà nước ta đã thông qua Luật tổ chức Tòa án và trong đó có quy định thành lập Tòa gia đình và vị thành niên, như vậy chúng ta càng cần có một quy định tố tụng riêng về lĩnh
Thứ hai: Đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, việc hòa giải
và vai trò hòa giải của Tòa án là rất quan trọng, mục đích hòa giải trong vụ án hôn nhân và gia đình mang nhiều ý nghĩa tích cực, nó liên quan đến hạnh phúc gia đình và sự ổn định của các mối quan hệ xã hội, do đó Thẩm phán tiến hành hòa giải phải là người có kiên nhẫn và tâm huyết. Để công tác hòa giải mang lại hiệu quả luật cần quy định khi hòa giải các vụ án về hôn nhân và gia đình cần có các chuyên gia tâm lý tham gia hòa giải. Các chuyên gia tâm lý là những hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ trong gia đình thì sự lắng nghe, phân tích thấu đáo của họ cũng sẽ góp phần rất lớn cải thiện mối quan hệ và những xung đột tranh chấp giữa các bên.
Thứ ba: BLTTDS cần quy định thủ tục hòa giải trong tất cả các giai đoạn tố tụng để tạo cơ sở pháp lý tiến hành hòa giải ở giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, từ đó nâng cao hiệu quả và vai trò của hòa giải trong tố tụng dân sự.
Thứ tư: Cần quy định về trình tự, thủ tục hòa giải giống như thủ tục xét xử tại phiên tòa đặc biệt là vấn đề sự có mặt của đương sự tại phiên hòa giải, tránh trường hợp đương sự lợi dụng quy định không rõ ràng để cố tình trì hoãn, kéo dài việc giải quyết vụ án.
Thứ năm: Hiện nay do pháp luật không quy định nên việc thu thập chứng cứ phần lớn là do tùy nghi của các Thẩm phán. Trong quá trình tố tụng việc lấy lời khai và hòa giải là rất quan trọng, tuy nhiên có nhiều Thẩm phán đã quá lạm dụng việc lấy lời khai, hòa giải nên dẫn đến các lời khai có trong hồ sơ vụ án quá nhiều, đương sự liên tục thay đổi lời khai dẫn đến việc giải quyết vụ án dễ bị “rối”, khi đánh giá chứng cứ Thẩm phán không biết cần căn cứ vào lời khai nào mới là chính xác. Do đó, cần thiết phải quy định về số lần lấy lời khai (bản tự khai, biên bản lấy lời khai) và số lần hòa giải, nếu đương sự có nhiều lời khai mâu thuẫn và khác nhau ở các giai đoạn thì lời khai nào
là có giá trị pháp lý, như vậy sẽ hạn chế được trường hợp đương sự đương sự khai theo cảm xúc và nhận thức chủ quan của mình, liên tục thay đổi lời khai theo từng giai đoạn tranh chấp. Như thế vừa tiết kiệm được thời gian cho các bên mà khi đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ cũng sẽ đơn giản hơn cho Thẩm phán khi nhìn nhận, đánh giá chứng cứ.
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật của việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn