Biểu tượng và giọng điệ uu mua

Một phần của tài liệu biểu tượng trong sáng tác của vương mông (Trang 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Biểu tượng và giọng điệ uu mua

Để phản ánh đời sống không nhất thiết phải đưa nguyên sự thật vào tác phẩm, nhà văn có thể sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình làm nên những câu chuyện độc đáo. Bakhtin khi bàn về sáng tác của Rabelais đã rất tán thành quan điểm của nhà sử học Michelet cho rằng Rabelais thu thập từ môi trường dân gian những phương ngữ tỉnh lẻ, những câu tục ngữ, những hài kịch học từ đường phố, những thằng ngốc và anh hề. Theo Bakhtin, chính những lễ hội, những hình thức giả trang đã tạo nên thế giới thứ hai, thế giới nghịch dị với thế giới quy củ, phản pháo, làm trò hề đả kích và “những nguyên tắc cơ bản trong sáng tác của nhà văn vĩ đại này được quyết định bởi nền văn hóa trào tiếu dân gian của quá khứ […] Sáng tác của ông là chiếc chìa khóa không thể thay thế đối với toàn bộ nền văn hóa trào tiếu châu Âu trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và độc đáo nhất của nó” [74, tr.85]. Vì vậy mà thế giới thứ hai dường như méo mó, dị dạng như một sự phản ứng chế độ đương thời. Căn cứ vào tính chất các biểu hiện nền văn hoá trào tiếu dân gian, Bakhtin đã chia thành ba loại cơ bản:

Những hình thức nghi lễ diễn trò (các hội hè kiểu hội giả trang, các trò diễn trào tiếu công cộng khác nhau,…)

Những tác phẩm ngôn từ trào tiếu khác nhau (các tác phẩm giễu nhại): truyền khẩu, thành văn bằng tiếng Latin và các thứ tiếng dân dã)

Những hình thức và thể loại ngôn ngữ suồng sã chợ búa quảng trường (mắng chửi, nguyền rủa, thề bồi, lối nói chế nhạo dân gian…)

Rabelais được xem là đỉnh cao của văn học Phục hưng. Đến lượt mình, Vương Mông tạo nên tiếng cười khá nhẹ nhàng, nhiều biểu tượng trong tác phẩm của ông được trí tưởng tượng hun đúc tạo nên những hình ảnh khác lạ. Bên cạnh giọng văn thâm trầm chứa đựng những suy ngẫm đầy mất mát, Vương Mông còn được biết đến với giọng điệu hài hước, đầy chất humor. Chính tiếng cười đa tầng đã dấy lên chất men hút hồn độc giả kiến tạo phong cách viết đa dạng. Những biểu tượng trong truyện huyễn tưởng mang lại tiếng cười châm biếm, đả kích rất nhẹ nhàng. Nhằm phản ánh hiện thực với quá trình công nghiệp hóa đang ngày càng lấn sâu trong đời sống, nhà văn sử dụng hàng loạt thủ pháp phóng đại xây dựng những biểu tượng mang tiếng cười đặc sắc như chiếc cát xét.

Quả thật, các biểu tượng của Vương Mông một mặt có nguồn gốc sâu đậm từ văn hoá dân gian mặt khác rất hiện đại. Từ những sự vật hàng ngày ông tạo thành biểu tượng, khuếch đại khiến chúng mang ý nghĩa mới mẻ. Ông cho rằng: “chúng ta đã khóc một cách chân thành, khóc quá nhiều rồi, bây giờ chúng ta cần phải cười và có quyền được cười. Thậm chí tôi cảm thấy cười có khi lại là phương pháp thể hiện tình cảm phức tạp hơn, cao cấp hơn là khóc… do đấy trong những tác phẩm tôi viết nghiêm chỉnh nhất, quy củ nhất, trữ tình nhất vẫn không thiếu tiếng cười” [115, tr.384]. Càng về sau, những tác phẩm mang tiếng cười đa dạng, nhà văn sử dụng thủ pháp phóng đại đồng thời thử nghiệm thủ pháp mới lạ để tạo sự phong phú, đổi mới trong sáng tác.

Ở truyện ngắn Cát xét viêm, nhà văn sử dụng hình thức liên tưởng hoang đường nhằm làm nổi bật không khí cơ giới hóa quá mức, bằng bút pháp giễu cợt, khoa trương đã “phơi bày sự giả dối trong cuộc sống và khía cạnh vô giá trị trong tinh thần […] nhằm thể hiện sự thức tỉnh, sự giác ngộ của tâm linh” [10, tr.8-9]. Hình ảnh chiếc cát xét với những tính năng như vi hình hóa, tự động hóa mang nét mới lạ, đầy chất hài hước.

Trong tiểu thuyết Hoạt động biến nhân hình, Tịnh Trân có cách trang điểm rất lạ. Cô rửa mặt hàng chục lần rồi sau đó trang điểm từ đống đồ hết hạn sử dụng,

khuôn mặt trắng bệch hiện ra, rồi một tràng cười, nhổ nước bọt, chửi rủa lung tung với vô số nét mặt khác người. Cuối cùng thì cô cũng yên tĩnh, rửa sạch lớp phấn trang điểm, chải tóc, đôi lúc cười một cái, có khi thở dài. Đó là bài học mỗi buổi sáng như thường lệ kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ của Tịnh Trân được tiến hành một cách nghiêm túc và chăm chỉ (trừ khi cô bị bệnh). Cô duy trì thói quen trang điểm, chải tóc đó hơn mười năm.

Trong tiểu thuyết Cáo xanh, hình dáng bản thân khiến Sảnh Cô cảm thấy mặc cảm. Mười một tuổi, cô soi gương và sợ đến suýt nữa thì nghẹt thở. Không phải là một cô bé, hình ảnh trong gương rành rành là một con sói con. Cặp mắt hai bên cách xa nhau, chiếc cằm nhọn, xương gò má khô cứng… không có mảy may nào của sự hiền dịu thuận mắt, mềm mại dễ ưa, không có nét gì phương Đông mà mang hình hài và tính cách thú vật.

Như vậy, trong tác phẩm của Vương Mông, có truyện dựa vào thủ pháp u mua để tạo ra xung đột hài kịch của toàn truyện như trong loại truyện huyễn tưởng, có truyện gài vài chi tiết hài kịch như hình tượng mang tính nghịch dị, kì lạ của Lư Sảnh Cô, cách trang điểm rất lạ của Tịnh Trân nhưng ai đã từng đọc và hiểu văn Vương Mông thì thấy lại có sức hấp dẫn đặc biệt. Cuộc sống trong tiểu thuyết của ông gần gũi đời thường.

Thông qua những biểu tượng mới mẻ, tiếng cười của tác giả chứa chan lòng nhân hậu, lòng tha thứ nên mặc dù có những truyện châm biếm nhưng lại thân quen, trong giọng điệu u mua có chất triết lý thâm thúy. Nghệ thuật phóng đại trong việc xây dựng biểu tượng một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của biểu tượng mặt khác cũng chứa đựng tư tưởng mà tác giả gửi gắm, đó chính là khát vọng đổi thay đời sống con người.

Một phần của tài liệu biểu tượng trong sáng tác của vương mông (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)