- Giả định 1 năm nhà máy hoạt động 300 ngày, đã trừ đi số ngày nghỉ, ngày lễ,
số ngày bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
- Đặc điểm khí hậu nước ta là nóng ẩm mưa nhiều, nằm trong khu vực nhiệt đới
gió màu, thời tiết thay đổi qua các mùa. Vì thế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ bia theo từng mùa. Như vậy 1 năm chia thành 4 quí tương ứng với các mùa, bia được sản xuất quanh năm nhưng lượng bia sản xuất phải tương ứng với nhu cầu tiêu thụ theo từng quí.
- Mỗi quí gồm 3 tháng, mỗi tháng 25 ngày, mỗi ngày sản xuất 8 mẻ.
- Do thị trường tiêu thụ chính là Thành phố Hồ Chí Minh, mùa hè thời tiết nóng
nực nên nhu cầu sử dụng bia cao, trong khi mùa đông thời tiết lạnh hơn nhu cầu về bia giảm; nên ta khảo sát tình hình tiêu thụ bia theo từng quí và thu được năng suất sản xuất tương ứng theo từng quí như sau:
Bảng kế hoạch sản xuất theo các quí
Quí I Quí II Quí III Quí IV
Tổng năng suất 8 triệu lít 12 triệu lít 12 triệu lít 8 triệu lít
Tính toán thiết bị sẽ được tính theo tháng có năng suất lớn nhất là quí II, III. Với năng suất là 12 triệu lít:
- Năng suất lớn nhất một tháng:
12 (triệu lít) / 3 (tháng) = 4 (triệu lít/tháng)
- Mỗi ngày nấu 8 mẻ, năng suất 1 mẻ khoảng: 160 000 / 8 = 20 000 (lít/mẻ)
Trong quá trình sản xuất, tổn thất ở các công đoạn là không thể tránh khỏi nên trong trong quá trình tính toán ta đều phải tính đến lượng tổn thất ở từng công đoạn. Lượng tổn thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu, chế độ công nghệ thiết bị. Giả sử:
- Malt có hàm ẩm 6%, hiệu suất hoà tan 75%.
- Gạo có hàm ẩm 14%, hiệu suất hoà tan 85%.
- Tổn thất trong các quá trình lần lượt là:
• Nghiền malt và gạo: 1% so với lượng nguyên liệu.
• Hồ hoá, đường hoá và lọc: 2% so với lượng chất khô.
• Nấu hoa: 10% lượng dịch do nước bay hơi.
• Lắng xoáy và lạnh nhanh: 2% so với chất khô.
• Lên men: 5% so với thể tích bia.
• Lọc bia: 1.5% so với thể tích bia.
• Bão hoà CO2: 0.5% so với thể tích bia.
• Chiết chai: 5% so với thể tích bia.