Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuố i

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non cổ loa đông anh hà nội (Trang 36)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuố i

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm, cách thức tổ chức các HĐTN và nội dung rèn luyện cácTQVS, chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết kế HĐTN nhằm rèn luyện TQVS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non như sau:

Phần 1: Chuẩn bị

ỉ). Xác định mục tiêu - Mục tiêu kiến thức

Củng cố, khắc sâu và chính xác hoá các biểu tượng mà trẻ đã biết; cung cấp biểu tượng mới và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo vệ sinh cho trẻ.

- Mục tiêu kĩ năng + Rèn luyện nhận thức:

Rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác, chú ý có chủ đích, rèn luyện các thao tác tư duy.

Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác: thí nghiệm, thực nghiệm, vận động, giao tiếp, hợp tác.

+ Phát triển ngôn ngữ: tích luỹ, mở rộng vốn từ về các khái niệm vệ sinh cho trẻ, hệ thống và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp, diễn đạt.

+ Rèn luyện và phát triển một số kĩ năng khác

- Mục tiêu thái độ: Giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, thói quen và các hành ứng xử đúng đắn của trẻ về TQVS.

iỉ) Nội dung hoạt động

Việc xác định nội dung hoạt động là rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp nhận tri thức của trẻ. GV cần xác định nội dung hoạt động muốn đưa đến trẻ là gì? Có liên quan hay phục vụ gì cho bài học hay không? Từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục cho hiệu quả.

iii) Dự kiến các phương phảp hình thức tô chức

GV cần dự kiến trước những phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN để từ đó có thể chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, phương tiện dạy học, môi trường HĐ... trong việc tổ chức rèn luyện thói quen cho trẻ. Việc lựa chọn các phương pháp và HTTC phụ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học, khả năng của trẻ trong lớp và các HĐTN mà GV định tổ chức.

iv) Dự kiến phương tiện, đồ dùng và môi trường tô chức hoạt động cho trẻ.

Trước khi tố chức HĐ cho trẻ trải nghiệm GV cần dự kiến trước thời gian, địa điểm tổ chức HĐ (trong lớp, ngoài sân...) dự kiến tạo các góc HĐ hay các khu vực hoạt động trong quá trình cho trẻ HĐTN.

Phần 2: Xây dụng kế hoạch bài học

Bước 1: Gây hứng thú (giáo viên có thể tổ chức gây hứng thú cho trẻ thông qua bài hát, câu đố hay trò chơi...)

Hoạt động gây hứng thú là một trong những HĐ khá quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTN. HĐTN là hoạt động mang tính tích hợp, GV có thể tổ chức cho trẻ theo nhiều lĩnh vực khác nhau, theo nhiều nội dung khác nhau nhưng trong quá trình tổ chức cho trẻ thì cần gây hứng thú một cách sinh động, hấp dẫn, đa dạng và phong phú. GV có thể gây hứng thú cho trẻ thông qua những bài hát, câu chuyện, bài thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ hay bằng các trò chơi...Có như vậy thì trẻ mới có hứng thú tham gia vào hoạt động.

- PPDH: GV có thể sử dụng câu thơ, câu đố, câu chuyện, bài hát, bản nhạc hoặc trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.

- HTTC: Tiết học, hoạt động ngoại khoá, phần thi trong các hội thi. Bước 2: Trò chuyện, giới thiệu hoạt động

- GV trò chuyện, giới thiệu HĐ mới, giúp trẻ biết được tên bài dạy, dẫn dắt đến nội dung bài học. Thông qua HĐ này trẻ sẽ nhớ được tên hoạt động và có hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài học

- Đàm thoại nội dung bài dạy: Gv đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác khả năng tiếp thu bài học của trẻ.

- Giáo dục lồng ghép TQVS: Trước khi lồng ghép TQVS GV cần giáo dục cho trẻ, thông qua bài học này thì trẻ phải như thế nào? Giáo dục trẻ thực hiện TQVS ngay cả trên lớp và khi về nhà. Việc lồng ghép được tiến hành dưới dạng liên hệ thực tế cho trẻ, gợi lại những điều trẻ đã biết và GV có thể đưa ra tình huống để trẻ giải quyết.

Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- HĐ 1. GV cho một vài trẻ lên thực hiện hoạt động.

VD: Tổ chức HĐTN là rửa tay thì trong bước này cô cho 1-2 trẻ lên thực hiện thao tác rửa tay.

VD: Cô cho trẻ lên nói về cách rửa tay của trẻ sau khi mà trẻ đã thực hiện hoạt động rửa tay bằng cách hỏi trẻ các câu hỏi:

+ Con đã rửa tay như thế nào?

+ Theo cô con rửa như vậy là chưa sạch, vậy phải làm như thế nào cho sạch?. HĐ 3: Tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm.

- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức bằng hình thức cá nhân, tổ, nhóm. Bước 4: Củng cố, kết thúc hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong bước này GV cần tổng kết nội dung bài học bằng cách đưa ra quy trình HĐTN để khái quát lại cho trẻ các bước thực hiện HĐTN này.

- Cô củng cố cho trẻ bằng trò chơi, bài hát, xem video.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non cổ loa đông anh hà nội (Trang 36)