Nguyên tắc đảm bảo có sự luân phiên kết hợp giữa các dạng hoạt động

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non cổ loa đông anh hà nội (Trang 34)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Nguyên tắc đảm bảo có sự luân phiên kết hợp giữa các dạng hoạt động

(tĩnh- động)

Đe thu hút sự chú ý và kích thích sự tích cực tham gia của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm thì sự luân phiên giữa các hoạt động là vô cùng cần thiết. Neu các HĐTN diễn ra quá nhiều thì sẽ làm cho trẻ nhanh chóng mệt mỏi, uể oải và không

muốn tham gia vào các hoạt động sau đó. Ngược lại nếu trẻ được trải nghiệm những hoạt động mang tính vui chơi lồng ghép với học tập, học mà chơi, chơi mà học thì hiệu quả mang lại sẽ khác. Các hoạt động tĩnh- động, chơi- học đan xen nhau sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong việc thực hiện các HĐTN. Sự luân phiên trong các HĐTN sẽ giúp cho trẻ thoả mãn nhu cầu nhận thức một cách có hiệu quả mà không cảm thấy nhàn chán, ngược lại trẻ sẽ thấy được tầm quan trọng của kĩ năng vệ sinh đối với cơ thể.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng hoá trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học

Trong các nguyên tắc đế thiết kế HĐTN cho trẻ mẫu giáo lớn thì nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng hoá trong việc sự dụng phương pháp và hình thức dạy học là một nguyên tắc rất cần thiết. GV cần phải phối họp đa dạng các phương pháp (quan sát, đàm thoại, thí nghiệm, thực nghiệm, nêu vấn đề, thử sai...) và các hình thức dạy học khác nhau (tiết học trên lớp, tham quan, dạo chơi, hoạt động theo nhóm, sinh hoạt hàng ngày.. Việc sử dụng các phương pháp và hình thức phải linh hoạt, mềm dẻo theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, lớp, vùng, miền, địa phương. Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, bàn bạc, thảo luận. Như vậy mới tạo cho trẻ hứng thú tham gia các HĐ mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi hay mất tập trung vào HĐ mà trẻ đang làm.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của trẻ và vai trò chủ đạo của giáo viên

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đòi hỏi phát huy tính tích cực, tự giác độc lập nhận thức của học trẻ và vai trò chủ đạo của giáo viên. Quá trình tổ chức HĐTN trong việc rèn luyện TQVS cho trẻ cũng đảm bảo nguyên tắc trên.

Trong hoạt động giáo dục bằng trải nghiệm tính tự giác được thể hiện ở chỗ: Trẻ ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ trải nghiệm để lĩnh hội tri thức ,rèn luyện kĩ năng kĩ xảo vệ sinh, có ý thức lưu trữ thông tin có được, có ý thức tự kiểm tra, đánh giá toàn bộ quá trình trải nghiệm của mình.

Tính tích cực được đánh giá ở việc trẻ tham gia vào các HĐTN một cách tích cực, nghiêm túc và hiệu quả.

Tính độc lập thể hiện ở chỗ trẻ tự tìm tòi phát hiện ra các vấn đề và tự giải quyết chúng, đồng thời trẻ biết tự tích luỹ vốn kinh nghiệm thông qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm.

Muốn phát triển được các đức tính trên của trẻ GV cần phải tổ chức hoạt động một cách dễ hiểu, rõ ràng, sinh động đa dạng phong phú để kích thích hứng thú học tập cho trẻ.

2.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuối

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm, cách thức tổ chức các HĐTN và nội dung rèn luyện cácTQVS, chúng tôi đã xây dựng quy trình thiết kế HĐTN nhằm rèn luyện TQVS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non như sau:

Phần 1: Chuẩn bị

ỉ). Xác định mục tiêu - Mục tiêu kiến thức

Củng cố, khắc sâu và chính xác hoá các biểu tượng mà trẻ đã biết; cung cấp biểu tượng mới và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo vệ sinh cho trẻ.

- Mục tiêu kĩ năng + Rèn luyện nhận thức:

Rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác, chú ý có chủ đích, rèn luyện các thao tác tư duy.

Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác: thí nghiệm, thực nghiệm, vận động, giao tiếp, hợp tác.

+ Phát triển ngôn ngữ: tích luỹ, mở rộng vốn từ về các khái niệm vệ sinh cho trẻ, hệ thống và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp, diễn đạt.

+ Rèn luyện và phát triển một số kĩ năng khác

- Mục tiêu thái độ: Giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, thói quen và các hành ứng xử đúng đắn của trẻ về TQVS.

iỉ) Nội dung hoạt động

Việc xác định nội dung hoạt động là rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp nhận tri thức của trẻ. GV cần xác định nội dung hoạt động muốn đưa đến trẻ là gì? Có liên quan hay phục vụ gì cho bài học hay không? Từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục cho hiệu quả.

iii) Dự kiến các phương phảp hình thức tô chức

GV cần dự kiến trước những phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN để từ đó có thể chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, phương tiện dạy học, môi trường HĐ... trong việc tổ chức rèn luyện thói quen cho trẻ. Việc lựa chọn các phương pháp và HTTC phụ thuộc vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học, khả năng của trẻ trong lớp và các HĐTN mà GV định tổ chức.

iv) Dự kiến phương tiện, đồ dùng và môi trường tô chức hoạt động cho trẻ.

Trước khi tố chức HĐ cho trẻ trải nghiệm GV cần dự kiến trước thời gian, địa điểm tổ chức HĐ (trong lớp, ngoài sân...) dự kiến tạo các góc HĐ hay các khu vực hoạt động trong quá trình cho trẻ HĐTN.

Phần 2: Xây dụng kế hoạch bài học

Bước 1: Gây hứng thú (giáo viên có thể tổ chức gây hứng thú cho trẻ thông qua bài hát, câu đố hay trò chơi...)

Hoạt động gây hứng thú là một trong những HĐ khá quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTN. HĐTN là hoạt động mang tính tích hợp, GV có thể tổ chức cho trẻ theo nhiều lĩnh vực khác nhau, theo nhiều nội dung khác nhau nhưng trong quá trình tổ chức cho trẻ thì cần gây hứng thú một cách sinh động, hấp dẫn, đa dạng và phong phú. GV có thể gây hứng thú cho trẻ thông qua những bài hát, câu chuyện, bài thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ hay bằng các trò chơi...Có như vậy thì trẻ mới có hứng thú tham gia vào hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- PPDH: GV có thể sử dụng câu thơ, câu đố, câu chuyện, bài hát, bản nhạc hoặc trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.

- HTTC: Tiết học, hoạt động ngoại khoá, phần thi trong các hội thi. Bước 2: Trò chuyện, giới thiệu hoạt động

- GV trò chuyện, giới thiệu HĐ mới, giúp trẻ biết được tên bài dạy, dẫn dắt đến nội dung bài học. Thông qua HĐ này trẻ sẽ nhớ được tên hoạt động và có hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài học

- Đàm thoại nội dung bài dạy: Gv đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác khả năng tiếp thu bài học của trẻ.

- Giáo dục lồng ghép TQVS: Trước khi lồng ghép TQVS GV cần giáo dục cho trẻ, thông qua bài học này thì trẻ phải như thế nào? Giáo dục trẻ thực hiện TQVS ngay cả trên lớp và khi về nhà. Việc lồng ghép được tiến hành dưới dạng liên hệ thực tế cho trẻ, gợi lại những điều trẻ đã biết và GV có thể đưa ra tình huống để trẻ giải quyết.

Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- HĐ 1. GV cho một vài trẻ lên thực hiện hoạt động.

VD: Tổ chức HĐTN là rửa tay thì trong bước này cô cho 1-2 trẻ lên thực hiện thao tác rửa tay.

VD: Cô cho trẻ lên nói về cách rửa tay của trẻ sau khi mà trẻ đã thực hiện hoạt động rửa tay bằng cách hỏi trẻ các câu hỏi:

+ Con đã rửa tay như thế nào?

+ Theo cô con rửa như vậy là chưa sạch, vậy phải làm như thế nào cho sạch?. HĐ 3: Tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm.

- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức bằng hình thức cá nhân, tổ, nhóm. Bước 4: Củng cố, kết thúc hoạt động.

- Trong bước này GV cần tổng kết nội dung bài học bằng cách đưa ra quy trình HĐTN để khái quát lại cho trẻ các bước thực hiện HĐTN này.

- Cô củng cố cho trẻ bằng trò chơi, bài hát, xem video.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. HĐTN: Thói quen rửa tay

Thời gian: 30-35p - Kiến thức:

Trẻ biết quy trình rửa tay, biết rửa tay khi bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.. .và những lưu ý khi rửa tay: để xuôi tay dưới vòi nước, vặn nhỏ nước.

- Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, kĩ năng phối họp nhóm. Phát triển ngôn ngữ, tư duy, mở rộng vốn từ.

- Thái độ:

Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ đôi bàn tay cũng như thân thể để phòng tránh các dịch bệnh.

II Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Chậu nước, xà phòng, khăn lau tay, video 6 bước rửa tay, nhạc bài hát : “ đôi bàn tay”.

- Đồ dùng của trẻ: chậu nước, xà phòng, khăn lau tay ( số lượng vừa đủ cho 3 nhóm)

- HTTC: Tổ, nhóm trẻ III. Tiến hành

1 .Ốn định gây hứng thú.

- Cô cho trẻ hát bài: “ đôi bàn tay ” 2.Trò chuyện, giới thiệu tên hoạt động

- Đàm thoại:

+ Các con vừa hát bài hát gì?( bài hát đôi bàn tay) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể?( đôi bàn tay) + Đôi bàn tay của bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?( trắng tinh)

+ Các con có biết tại sao đôi bàn tay của bạn nhỏ trong bài hát lại trắng tinh sạch sẽ như vậy không?( vì bạn chăm chỉ rửa tay)

+ Vậy khi nào chúng mình phải rửa tay nhỉ? ( khi tay bẩn ạ)

+ Các con có biết tại sao chúng mình phải rửa tay không?( để bàn tay sạch sẽ được mọi người yêu mến ạ)

+ Khi nào thì chúng mình phải rửa tay? ( khi tay bị bẩn ạ)

> Giáo dục lồng ghép: Chúng mình vừa cùng cô hát bài hát “ đôi bàn tay”, trong bài hát nhắc tới một bạn nhỏ có đôi bàn tay trắng tinh, sạch sẽ. Qua bài hát này chúng mình phải chăm chỉ rửa tay để bàn tay luôn được sạch sẽ thơm tho. Vậy bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình rửa tay để bàn tay của chúng mình cũng sạch sẽ trắng tinh như bàn tay của bạn nhỏ nhé!

3. Tổ chức hoạt động 3.1. Trẻ thực hiện

Trước khi cả lóp mình cùng rửa tay cô sẽ mời 1-2 bạn lên rửa tay cho cả lớp cùng quan sát xem các bạn rửa tay đã đúng và đủ bước chưa nhé.

- Cô cho 1-2 trẻ lên rửa tay 3.2. Trẻ rút kinh nghiệm

Cô vừa mời 2 bạn lên rửa tay bây giờ các con hãy cho cô và các bạn biết các con đã rửa tay như thế nào không? ( trẻ trả lời)

Cô quan sát trẻ rửa tay, để tìm ra sai sót của trẻ trong quá trình trẻ rửa tay. 3.3. Tổ chức cho trẻ thực hiện

Cô cho trẻ thực hiện rửa tay theo cá nhân, tổ, nhóm Cô nhắc nhở trẻ xắn tay áo

Trong lúc chúng mình rửa tay cô thấy có một số bạn rửa tay vẫn chưa sạch + Bạn Minh rửa tay nhưng lại không rửa các kẽ ngón tay, còn bạn Quang thì lại không rửa lên cổ tay. Rửa tay như vậy có được không cả lớp?

Vây khi rửa tay chúng mình phải rửa như thế nào? 4. Củng cố, hoạt động.

- Chúng mình vừa thực hiện thao tác rửa tay nhưng cô thấy chúng mình rửa tay vẫn chưa đúng và đủ nên bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình các bước rửa tay nhé!

- Cô thực hiện thao tác rửa tay cho trẻ ( cô vừa rửa tay vừa phân tích các bước thực hiện )( trẻ quan sát)

b 1 : Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát hai lòng bàn tay vào với nhau.

b2 : Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn xoáy lần lưọt vào ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

b3: Dùng bàn tay này chà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại

b4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào từng kẽ ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Ь5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay và xoay đi xoay lại, xoay cọ lần lượt hai bên cổ tay.

b6: Xà cho tay hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn và giấy sạch.

- Trong quá trình rửa tay chúng mình cần chú ý là:

Trong thời gian rửa tay thì chúng mình chỉ rửa tay trong một phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng thì chúng mình phải tuân thủ trình tự 6 bước rửa tay như trên, như vậy mới diệt sạch vi khuẩn và phòng chống được các bệnh về tay.

> Giáo dục trẻ: Cô vừa thực hiện thao tác rửa tay cho chúng mình quan sát chúng mình nhớ về nhà rửa tay thật sạch, đúng quy trình để đôi bàn tay của chúng mình luôn luôn sạch sẽ, thơm tho và được mọi người yêu mến nhé!

Đẻ chúng mình nhớ các bước rửa tay hơn thì cô sẽ cho chúng mình xem 1 video về quy trình rửa tay.

- Ket thúc hoạt động: Cô cho trẻ xem video về 6 bước rửa tay.

2.3.2. HĐTN: Thói quen rửa mặt

Thời gian: 30-35p I. Mục tiêu

- Kiến thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trẻ biết được tại sao phải rửa mặt, khi nào phải rửa mặt.

Trẻ biết rửa mặt khi mặt bị bấn, rửa mặt đế được mọi người yêu mến, đế có khuôn mặt thơm tho, sạch sẽ, không bị mắc bệnh.

Trẻ biết rửa mặt khi mặt bị bẩn, trước và sau khi đi ngủ, ăn và đi ra ngoài đường.

Trẻ biết thực hiện đúng các thao tác rửa mặt

Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, kĩ năng phối hợp nhóm Phát triển ngôn ngữ, tư duy, mở rộng vốn từ.

- Thái độ:

Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ khuôn mặt của cũng như thân thể đề phòng tránh các dịch bệnh.

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Giá khăn, chậu nước, khăn mặt, nhạc bài hát “ vì sao con mèo rửa mặt”

- Đồ dùng của trẻ: chậu nước, khăn mặt ( số lượng vừa đủ cho 3 nhóm) - HTTC : Tổ, nhóm trẻ

III. Tiến hành

1 .Ốn định gây hứng thú.

- Cô cho trẻ hát bài: “ vì sao con mèo rửa mặt ” 2.Trò chuyện, giới thiệu tên hoạt động

- Đàm thoại:

+ Các con vừa hát bài hát gì?( bài hát vì sao con mèo rửa mặt)

+ Trong bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể?( nhắc đến khuôn mặt ) + Cả lớp có biết vì sao mà chú mèo phải rửa mặt kĩ càng và thường xuyên như vậy không?( vì sợ đau mắt ạ)

+ Vậy khi nào chúng mình phải rửa mặt nhỉ? ( khi mặt bấn ạ)

+ Các con có biết tại sao chúng mình phải rửa mặt không?( để khuôn mặt sạch sẽ được mọi người yêu mến ạ)

> Giáo dục lồng ghép: Chúng mình vừa cùng cô hát bài hát “ vì sao con mèo rửa mặt”, bài hát nhắc cho chúng mình biết tại sao phải rửa mặt, sạch sẽ. Qua bài hát này chúng mình phải chăm chỉ rửa mặt để khuôn mặt luôn được sạch sẽ thơm

tho xinh xắn. Vậy bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình rửa mặt để khuôn mặt của chúng mình cũng sạch sẽ, thơm tho, không bị bệnh và được mọi người yêu mến nhé.

3. Tổ chức hoạt động. 3.1. Trẻ thực hiện.

Trước khi cả lóp mình cùng rửa mặt cô sẽ mời 1-2 bạn lên rửa mặt cho cả lớp cùng quan sát xem các bạn rửa mặt đã đúng và đủ bước chưa nhé.

- Cô cho 1-2 trẻ lên rửa mặt. 3.2. Trẻ rút kinh nghiệm

Cô vừa mời 2 bạn lên rửa mặt bây giờ các con hãy cho cô và các bạn biết các con đã rửa mặt như thế nào không? ( trẻ trả lời)

Cô quan sát trẻ rửa mặt, để tìm ra sai sót của trẻ trong quá trình trẻ rửa mặt. 3.3. Tổ chức cho trẻ thực hiện

Cô cho trẻ thực hiện rửa mặt theo cá nhân, tổ, nhóm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non cổ loa đông anh hà nội (Trang 34)