Kiểm định ANOVA theo phân lớp tiền gửi tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố có ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân (Trang 42 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.3.Kiểm định ANOVA theo phân lớp tiền gửi tiết kiệm.

Nhìn vào bảng 2 (PHỤ LỤC 14) ta thấy với mức ý nghĩa của tất cả 7 nhóm nhân tố đều có Sig > 0,05. Cụ thể bảng 3.8

Bảng 3.8 : Kết quả của kiểm định phương sai

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7

Sig 0,853 0,884 0,105 0,105 0,724 0,294 0,106 Có thể nói rằng phương sai của sự đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố giữa 4 nhóm tiền gửi tiết kiệm không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Nhìn vào bảng 3 (PHỤ LỤC 14) nhận thấy mức ý nghĩa quan sát Sig của tất cả các nhân tố đều > 0,05 rất nhiều. Cụ thể bảng 3.9

Bảng 3.9 :Kết quả phân tích ANOVA

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7

Sig 0,918 0,415 0,912 0,912 0,406 0,454 0,414

Như vậy độ tin cậy của phép kiểm định này không thể được chấp nhận. Và có thể nói rằng “không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố theo phân lớp tiền gửi tiết kiệm ”

Như vậy với kết quả của kiểm định giá trị trung bình bằng nhau T-test và ANOVA ta thấy không có sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhân tố trong nhóm giới tính và nhóm tiền gửi tiết kiệm. Khi đó có thể nói rằng phân khúc khách hàng không thực hiện được trên nhóm giới tính giữa nam và nữ và trên nhóm tiền gửi tiết kiệm ít hay nhiều. Khách hàng nào đi chăng nữa cũng có tiêu chí đánh giá nhất định và tương đối giống nhau khi chọn lựa ngân hàng để gửi tiết kiệm cá nhân vì vậy ngân hàng phải có những quan tâm toàn diện tới các đánh giá của tất cả khách hàng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố có ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân (Trang 42 - 44)