Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần người việt (Trang 39)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1Nhân tố kinh tế

C.Mác đã từng nói: mỗi lần xã hội có biến đổi to lớn thì quan niệm của con người lại biến đổi theo, có nghĩa là quan niệm về tôn giáo cũng biến đổi. Còn Ph.Ăngghen cũng nhận định: “chỉ có thể nói đến những bước ngoặt lịch sử lớn có kèm theo những sự thay đổi về tôn giáo.” [24, tr. 260]. Tất cả những điều đó nói lên điều gì? Là một trong những bộ phận hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội, Phật giáo chịu sự tác động của nhân tố kinh tế. Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của người Việt Nam cũng bị biến đổi đi cùng với sự phát triển của xã hội.

Đã có thời kỳ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế ấy tỏ ra không phù hợp, không phát huy được khả năng sáng tạo, kích thích niềm say mê làm việc của người lao động, mọi người làm ăn cầm chừng “cha chung không ai khóc”, dẫn đến tình trạng kinh tế nước ta nhiều năm dậm chân tại chỗ, không phát triển được. Điều này đặt ra cho Đảng và nhà nước một yêu cầu cấp thiết đó là phải đổi mới. Công cuộc này đã từng bước thu được những thành tựu rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực mà trước hết và quan trọng nhất đó là lĩnh vực kinh tế. Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế phải tuân theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã khai thác, phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm phát triển đất nước.

Trên đất nước ta hiện nay, sự đổi mới về kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã làm thay đổi sâu sắc, toàn diện đời sống xã hội. Cùng với sự đổi mới, đi lên của đất nước, sự phát triển của Phật giáo cũng có nhiều nét mới so với trước. Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết như: việc sa đà vào lễ bái, mê tín dị đoan, tiêu phí nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất của cá nhân và xã hội; những hoạt động chặt chém du khách trong những ngày lễ chùa đầu năm v.v..

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến việc phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng, cơ chế thị trường khiến người giàu trong phút chốc có thể trắng tay, nhưng cũng làm cho không ít người trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Điều này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, muốn tìm đến sự đền bù hư ảo của tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Những người giàu có thì mong muốn ngày càng giàu hơn, và giàu mãi, cuộc sống đầy đủ về vật chất thì họ mong muốn có sức khỏe để hưởng thụ những gì họ làm được. Bởi vậy họ đi lễ chùa để cầu xin thần, Phật trợ giúp, đáp ứng nguyện vọng, và họ thể hiện lòng thành tâm của mình bằng cách cúng những khoản tiền lớn để xây dựng chùa chiền. Những người giàu thì vậy còn những người nghèo thì cũng vào chùa lễ Phật để cầu mong sự giàu có, cầu mong đức Phật phù hộ cho họ có cuộc sống tốt đẹp. Điều này có thể giải thích được hiện tượng trong xã hội ta hiện nay ngày càng có người đến với Phật giáo, họ tham gia các hoạt động Phật giáo không còn thuần túy chỉ là giác ngộ thành Phật. Nhiều người đến cửa Phật để cầu may, giải hạn, cầu đỗ đạt, xin thẻ, xem tử vi, thậm chí còn tham gia, tổ chức hoạt động đồng bóng,

khấn bái cầu mong Phật che chở cho hành vi sai trái, phi pháp của mình được trót lọt. Họ ngộ nhận chỉ năng cầu xin và lễ bái là được Phật ủng hộ, che chở, hoặc quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Xét về mặt kinh tế, ta thấy những người này đóng góp nguồn kinh phí không nhỏ để thực hiện việc tu bổ, sửa chữa chùa chiền trong những năm gần đây.

Có thể nói, nền kinh tế thị trường đã ùa vào chân của Phật tổ, có nhà sư “làm kinh tế” rất giỏi, kiếm chọn những trung tâm buôn bán lớn, trọng cúng tiền hơn hương hoa.

Mặt khác, chính sự khủng hoảng của kinh tế - xã hội và mặt trái của kinh tế thị trường, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho không ít người đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để tìm chỗ dựa về mặt tâm linh, tinh thần.

Sau đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất cơ bản và quan trọng. Lực lượng sản xuất không ngừng được phát triển, quan hệ sản xuất càng được củng cố, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, bộ mặt của đất nước ngày càng biến đổi theo hướng hiện đại, văn minh. Tuy nhiên đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi một sự nỗ lực của toàn xã hội.

Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành niềm tin tôn giáo của con người. Các gia đình người Việt từ đời này sang đời khác đến với Phật giáo một cách tự nhiên: những ngày lễ Tết, ngày mùng một đầu tháng và ngày rằm chùa nào cũng đông chật người, hầu như gia đình nào bàn thờ cũng đầy ắp hương hoa; thậm chí cả những nơi công sở hay trên các phương tiện giao thông như tàu, thuyền, ô tô…cũng có bát hương.

Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã làm cho kinh tế nước ta phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân. Sự tác động của nó khiến nhiều

người tìm đến phật giáo bằng những con đường khác nhau, góp phần làm giảm bớt niềm tin hư ảo của con người vào Phật giáo. Nhiều người nhận thấy cuộc sống của họ trên trần thế do chính bản thân họ quyết định, làm chủ. Nhưng sự may rủi trong cơ chế thị trường cũng có khi làm tăng niềm tin hư ảo vào tôn giáo. Những điều đó chứng tỏ ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Nền kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy qua sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ. Nhiều người lấy việc đi tu là một nghề kiếm sống, có nhiều biểu hiện vụ lợi. Có nhiều trường hợp đi tu vài năm rồi đưa cả người thân đến sinh sống ở chùa, hoặc có ý định đi tu vài năm để kiếm ít vốn liếng ở chùa để sau này hoàn tục làm ăn sinh sống v.v…Chính những động cơ tu hành không đúng đắn của những người nói trên đã làm ảnh hưởng đến những tín đồ chân chính, đến những vị chân tu, làm giảm uy tín của Phật giáo.

Như vậy, nguyên nhân đầu tiên cho thấy rõ sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo là do sự phát triển của kinh tế. Cùng với nguyên nhân này phải kể đến một nguyên nhân khác là sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.

2.1.2 Sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay trên thế giới, bên cạnh việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì trên lĩnh vực văn hóa cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng phải giải quyết. Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vừa là

mục tiêu, vừa là động lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú nền văn hóa nhân loại” [ 7, tr. 114 - 115]

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn bó mật thiết với sự tiến bộ của nhân loại, là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn Đảng, toàn dân. Nhiệm vụ bao quát của sự nghiệp văn hóa là phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã làm cho đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp nhận cái mới, cái hiện đại của nhân loại. Trên thực tế ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo có sự biến đổi. Nếu trước đây quan niệm nhân sinh quan Phật giáo là sự tu hành khổ hạnh, sống giản dị, thanh nhàn thì ngày nay quan niệm đó đã có sự thay đổi bởi chịu ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng lạc trong văn hóa phương Tây.

Ở nước ta, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không những là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Nhà nước, mà còn là học thuyết lãnh đạo đời sống tinh thần của xã hội. Sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới đã tạo điều kiện cho một số những trào lưu tư tưởng tiên tiến cũng như phản động của thế giới được du nhập vào nước ta những năm gần đây. Chính sự giao lưu văn hóa ấy cũng tạo điều kiện cho các tổ chức phản động quốc tế thâm nhập để chống phá lại sự nghiệp cách mạng của dân tộc, làm tăng những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo. Phật giáo không thể không chịu ảnh hưởng của

quá trình giao lưu và hội nhập ấy. Tuy vậy, với quan niệm nhân sinh, thiên về đạo đức hướng thiện, Phật giáo vẫn có sức quyến rũ rất lớn và chiếm một vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần của một bộ phận đông đảo dân cư. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế thì Phật giáo cũng đang đổi mới thích ứng với thời đại và có chỗ đứng trong việc góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

2.1.3 Những hiện tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Bên cạnh hoạt động vũ trang gây bạo loạn, chúng còn thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Việt Nam không nằm ngoài âm mưu đó. Thực tế hiện nay cho thấy, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang tiến hành nhiều thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, trong đó có Phật giáo, nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đã có nhiều vị thiền sư tham gia vào công việc triều chính trực tiếp hoặc với tư cách là những trí thức đương thời. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, phần lớn các tăng ni, phật tử đã có nhiều đóng góp không thể phủ nhận. Hiện nay, đa số các tín đồ Phật giáo, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc giới luật thì cũng đồng thời làm tốt nghĩa vụ của người công dân. Họ đoàn kết thực hiện tốt phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số tăng ni, với những lý do khác nhau, đã đi ngược với lợi ích dân tộc và những nội dung cơ bản trong giáo lý Phật giáo. Những người này đã câu kết với những

thế lực phản động trong và ngoài nước, tiến hành nhiều hoạt động nhằm gây mất trật tự an ninh xã hội, vu cáo chế độ, chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 và trong hai cuộc kháng chiến, nhiều nhà cửa, chùa chiền, nhiều tăng ni, phật tử đã có công nuôi giấu cán bộ và ủng hộ cách mạng. Phật giáo miền Bắc, từ 1960 là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo miền Nam trước đây, trong tình hình ngụy quyền đưa Thiên chúa giáo di cư từ miền Bắc vào, tạo ra một lực lượng hậu thuẫn cho chúng và âm mưu biến Thiên chúa giáo thành quốc đạo. Phật giáo miền Nam phải tập hợp thành lực lượng đối trọng để tồn tại và phát triển. Quá trình đó phát sinh một số cao tăng muốn chính trị hóa Phật giáo, biến Phật tử, tăng ni thành lực lượng hậu thuẫn cho họ và hình thành các thế lực độc tôn ngay trong Phật giáo. Trước tình hình đó, Mỹ - ngụy đã có chính sách lợi dụng Phật giáo. Theo sự chỉ đạo của Mỹ - ngụy, Thích Tâm Châu đã ly khai và phá hoại sự thống nhất Phật giáo Ấn Quang, lập ra “Việt Nam quốc tự”, sử dụng Nha Tuyên úy Phật giáo tiếp tay cho Mỹ - ngụy. Số lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang bị Mỹ - ngụy tác động chia rẽ và do tranh giành địa vị nên chia thành nhiều bè phái, nổi nhất là nhóm Thích Trí Quang và Thích Huyền Quang

Sau giải phóng miền Nam, một số phần tử phản động lợi dụng Phật giáo lộ mặt đã di tản ra nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Hộ Giác, Thích Mẫn Giác, Thích Quảng Ba. Số còn lại (Thích Thanh Kiểm, Thích Ðức Nghiệp...) đã khôn khéo hiến chùa cho cách mạng nên được số sư kháng chiến cũ cho nhập làm "Phật giáo yêu nước". Số Phật giáo Ấn Quang trước đây có công trong phong trào Phật giáo chống Mỹ-ngụy, mặc cảm bị nghi ngờ, bạc đãi trong khi Nhà nước ưu ái với nhóm phản động Việt Nam Quốc tự cũ, cùng với một số việc như thu tài sản chùa chiền của họ, nên họ đã có

những hoạt động chống đối việc thống nhất Phật giáo toàn quốc, chống Nhà nước. Tiêu biểu cho số này là Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, Thích Thiện Minh, Thích Thông Bửu, Thích Nhật Thiện, Thích Thuyền Ấn, Thích Không Tánh.

Gần đây, trước biến động của tình hình thế giới và sự tác động của bọn phản động lưu vong, số cực đoan ở trong nước đã lợi dụng chính sách đổi mới của ta, và khai thác các sai sót trong việc thực hiện chính sách đối với Phật giáo để kích động lôi kéo tăng ni Phật tử chống đối nhà nước, đặc biệt từ lễ tang hòa thượng Thích Đôn Hậu đến nay, nhóm cực đoan quá khích do Thích Huyền Quang đứng đầu đã ráo riết hoạt động đòi phục hồi Phật giáo Ấn Quang. Chúng đã soạn thảo, in ấn, phát tán 45 loại tài liệu có nội dung kích động, chia rẽ giáo hội Phật giáo Việt Nam, chống đối nhà nước, đòi phục hồi tổ chức Phật giáo Ấn Quang…đồng thời gửi các tài liệu này cho bọn phản động lưu vong để phát tán rộng trong tăng ni, phật tử ở nước ngoài. Kết hợp với sự kích động từ ngoài nước, ở trong nước nhóm Huyền Quang âm mưu

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần người việt (Trang 39)