Ảnh hưởng Phật giáo đến chùa Việt

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần người việt (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.3Ảnh hưởng Phật giáo đến chùa Việt

Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, chùa tháp là một trong những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, truyền thống khá đậm nét nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Phật giáo, trong đó triết lý nhà Phật là yếu tố chủ đạo của kiến trúc chùa tháp Việt Nam. Phật tử cũng như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi của chùa Báo Thiên, tháp Sùng Thiện Diên Linh gắn với tấm bia về múa rối, chùa tháp Chương Sơn với nét kiến trúc đặc trưng của hai tay vịn vũ nữ mang dấu ấn Chăm rõ rệt.

Chùa Việt không hoàn toàn giống như chùa Trung Quốc. Chùa Trung Quốc là kiến trúc viện lạc gồm nhiều kiến trúc song song với những chiếc sân ngăn cách. Ngôi chùa Việt điển hình do hai nhà sư Trung Quốc xây dựng là chùa Bút Tháp, ở đó mang dấu ấn viện lạc khá đậm nét.

Chùa chữ “Tam” là một kiến trúc khác của chùa Việt, có ảnh hưởng của chế độ viện lạc Trung Quốc như chùa Thiên Phúc (chùa Thầy), chùa Sùng Phúc (chùa Tây Phương) ở Hà Tây, chùa một cột ở Hà Nội.

Trong những ngôi chùa trên thì chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) được xây dựng năm 1049 là một sản phẩm tiêu biểu không thể không đề cập. Buổi khởi dựng của Chùa có kiến trúc hình ảnh một bông sen khổng lồ trên mặt nước. Đó là sáng tạo của các nhà kiến trúc giữa thế kỷ XI, theo ý tưởng giấc mơ của vua Lý Thái Tông về một bông sen. Đã có ý kiến cho rằng chùa Một Cột chính là một loại hình điện thờ tư nhân sớm nhất được xây dựng cho một cá nhân cụ thể - vua Lý Thái Tông. Chùa Một Cột được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Chùa Khmer lại thuộc một mô hình khác, đó thường là một tứ giác có nhiều tầng bậc thường chỉ thờ một tượng Thích Ca. Trên các thềm bậc có những tháp vây quanh và một cửa cổng rất đặc sắc với hai apxara hai bên góc như chùa Svay Ton (chùa Xà Tón) ở An Giang, gợi cho người ta liên tưởng tới dáng dấp cổng tháp Sanchi nổi tiếng ở Ấn Độ.

Chùa ở Nam bộ lại có kiến trúc kiểu nhà rường, tứ trụ. Với một diện tích hình vuông, bốn cột cách đều nhau ở bốn góc, từ bốn cột cái các kèo đấm và kèo quyết đưa đều ra bốn hướng. Hình vuông được giải thích là một kiểu thức của một ngôi tháp hoặc gọi là kiểu nhà tứ tượng: Thái Âm – Thiếu Dương – Thái Dương – Thiếu Âm, Pha màu sắc phong thuỷ, ảnh hưởng của Đạo giáo và Nho giáo. Chùa ở Nam Bộ, từ đầu thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều cách tân, do vậy chưa định hình được một mẫu mực nhất định.

Chùa ở vùng Huế bắt đầu được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng và phát triển mạnh ở thời các vua Nguyễn. Chùa ở đây chủ yếu được xây dựng, tu bổ, tôn tạo dưới sự bảo trợ của triều đình và hoàng gia. Về cơ bản, những

ngôi chùa ở đây có pha nét kiến trúc cung đình. Có thể kể đến những ngôi chùa nổi tiếng của vùng đất này như chùa Thiên Mụ, chùa quốc Ân, chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Từ Đàm.

Kiến trúc chùa phật ở Việt Nam còn là kiến trúc sinh thái, hoà hợp cùng thiên nhiên. Những ngôi chùa trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xây dựng trên những núi non, sông nước kỳ vĩ. Hệ thống quần thể chùa Hương, Yên Tử, Tây Phương, chùa Thầy, chùa Chấn Quốc, chùa Non Nước v.v…là minh chứng cụ thể. Những ngôi chùa này được ẩn hiện trong môi trường thiên nhiên với những cây đại thụ, những hương hoa cùng chim chóc càng làm tăng thêm sự linh thiêng của không gian nơi đất Phật.

Dưới đời Trần chùa được mọc lên ở khắp mọi nơi, các tín đồ Phật giáo cũng tăng lên rất nhanh và nhiều. Dưới triều Nguyễn, chùa được xây dựng nhiều, trong đó có nhiều chùa nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Tháp v.v…Chùa không chỉ là nơi thể hiện tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, biểu diễn văn nghệ, vui chơi hội hè, diễn xướng của người dân. Phật giáo không chỉ dừng lại ở tầng lớp trên mà đã thâm nhập vào tầng lớp bình dân ở khắp mọi miền đất nước bởi những giá trị đạo đức của chính nó. Phật giáo nêu cao lòng từ bi, giáo dục lòng yêu thương mọi người đặc biệt là những người nghèo khổ. Phật giáo đi vào lòng nhân dân Việt Nam và được cải biến cho phù hợp với tín ngưỡng truyền thống của nhân dân Việt.

Thời Lý – Trần với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo Việt Nam, số lượng chùa chiền và tăng lữ đông hơn hẳn các thời khác. Thời Lý, các thiền sư có công giúp vua về mọi mặt như chính trị, quân sự, ngoại giao. Giai đoạn này các nhà sư là lực lượng tri thức của xã hội, họ là lực lượng đông đảo sống gần gũi với nhân dân, thấu hiểu những đau khổ mà người dân phải chịu do ngững chính sách đô hộ hà khắc thống trị bóc lột. Thời kỳ này, nhiều vị vua

quan là những tín đồ Phật giáo có tư tưởng triết lý về cuộc sống nhập thế nhưng không tách khỏi tư tưởng dân tộc. Có nhà vua rất mộ Phật như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cuối đời đã vào chùa tu Phật.

Văn hóa đời Trần đã có những đóng góp hết sức lớn lao của đạo Phật, mang đậm màu sắc của triết lý Phật giáo với đặc điểm nổi bật là tư tưởng khoan dung, bác ái. Nhiều vị cao tăng thời Lý – Trần đã tham gia chính sự và các hoạt động xã hội, rất nhiều vị vua, quan, tướng lĩnh là các tín đồ Phật giáo hết lòng nâng đỡ Phật giáo. Với tư tưởng triết lý nhập thế, đặc biệt Phật giáo thời Trần đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa dân tộc.

Đến thời Lê, Phật giáo không còn đóng vai trò là quốc giáo. Hoạt động chủ yếu của các tín đồ Phật giáo chủ yếu là việc tu hành nhằm thoát khỏi cuộc sống trần thế và Phật giáo chuyển dần vào dân gian, gắn bó với làng xóm cộng đồng. Nho giáo bước lên chiếm lĩnh vũ đài chính trị, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần người Việt.

Sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng. Nhiều giá trị Nho giáo bị đảo lộn, do đó các tập đoàn phong kiến muốn dựa vào Phật giáo để ru ngủ quần chúng nhân dân đồng thời giảm bớt sự phẫn nộ của họ. Nhờ vậy Phật giáo dần được khôi phục trở lại. Tuy tư tưởng Phật giáo có nhiều tính chất thần bí song những triết lý nhân sinh của Phật giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân Việt Nam. Tư tưởng nhân sinh Phật giáo là gốc, yếu tố căn bản của văn hóa dân tộc, góp phần hình thành một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng.

Từ khi du nhập vào Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Phật giáo luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Việt Nam

, trong đó ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức có phần nổi trội hơn. Phật giáo đã được người Việt tiếp nhận một cách dễ dàng tự nhiên vì có nhiều điểm tương đồng. Phật giáo từ cái ngoại lai trở thành cái bản địa, từ xa lạ trở thành thân thuộc với mọi người. Có thể nói chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hòa quyện với giáo lý nhà Phật, tạo nên một nhân tố bền vững trong nền văn hóa Việt Nam.

Tiểu kết

Trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, đã trải qua nhiều biến đổi thăng - trầm, thịnh - suy cùng với lịch sử dân tộc. Phật giáo đã từng chiếm lĩnh vị trí tư tưởng ở các triều đại Đinh, Lê và đạt tới đỉnh cao dưới thời Lý, Trần, đã từng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, được xem là quốc giáo dưới thời kỳ này. Phật giáo đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhân dân ta trên nhiều lĩnh vực như đạo đức, lối sống, văn hóa…Kể từ khi du nhập, Phật giáo đã hòa đồng với tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt và trở thành Phật giáo Việt Nam với bản sắc riêng. Đó là sự tổng hợp, chắt lọc những tư tưởng tinh túy của các tông phái Phật giáo kết hợp hài hòa với văn minh bản địa, tạo thành tư tưởng từ - bi – hỷ - xả kết hợp với truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa của người Việt Nam.

Hiện nay, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở nước ta. Phật giáo đứng vững và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc. Những triết lý của Phật giáo, đặc biệt nhân sinh quan của nó có giá trị nhân sinh sâu sắc như lòng vị tha, yêu thương và yêu chuộng hòa bình. Giáo lý nhà Phật có nguồn gốc từ cuộc sống khổ đau của con người trong xã hội Ấn Độ

cổ đại, từ ước nguyện lớn lao muốn mang lại cho chúng sinh cuộc sống an vui hạnh phúc thực sự, thoát khỏi bể khổ trầm luân. Những quan niệm triết lý nhân sinh của Phật giáo thể hiện sự cảm thông, xót thương vô hạn của Đức Phật với chúng sinh, đặc biệt đã khơi dậy nguồn sức mạnh trong con người, góp phần tạo dựng bồi đắp lên những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc ta.

CHƢƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ẢNH HƢỞNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo

2.1.1 Nhân tố kinh tế

C.Mác đã từng nói: mỗi lần xã hội có biến đổi to lớn thì quan niệm của con người lại biến đổi theo, có nghĩa là quan niệm về tôn giáo cũng biến đổi. Còn Ph.Ăngghen cũng nhận định: “chỉ có thể nói đến những bước ngoặt lịch sử lớn có kèm theo những sự thay đổi về tôn giáo.” [24, tr. 260]. Tất cả những điều đó nói lên điều gì? Là một trong những bộ phận hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội, Phật giáo chịu sự tác động của nhân tố kinh tế. Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của người Việt Nam cũng bị biến đổi đi cùng với sự phát triển của xã hội.

Đã có thời kỳ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế ấy tỏ ra không phù hợp, không phát huy được khả năng sáng tạo, kích thích niềm say mê làm việc của người lao động, mọi người làm ăn cầm chừng “cha chung không ai khóc”, dẫn đến tình trạng kinh tế nước ta nhiều năm dậm chân tại chỗ, không phát triển được. Điều này đặt ra cho Đảng và nhà nước một yêu cầu cấp thiết đó là phải đổi mới. Công cuộc này đã từng bước thu được những thành tựu rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực mà trước hết và quan trọng nhất đó là lĩnh vực kinh tế. Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế phải tuân theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã khai thác, phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm phát triển đất nước.

Trên đất nước ta hiện nay, sự đổi mới về kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã làm thay đổi sâu sắc, toàn diện đời sống xã hội. Cùng với sự đổi mới, đi lên của đất nước, sự phát triển của Phật giáo cũng có nhiều nét mới so với trước. Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết như: việc sa đà vào lễ bái, mê tín dị đoan, tiêu phí nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất của cá nhân và xã hội; những hoạt động chặt chém du khách trong những ngày lễ chùa đầu năm v.v..

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến việc phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng, cơ chế thị trường khiến người giàu trong phút chốc có thể trắng tay, nhưng cũng làm cho không ít người trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Điều này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, muốn tìm đến sự đền bù hư ảo của tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Những người giàu có thì mong muốn ngày càng giàu hơn, và giàu mãi, cuộc sống đầy đủ về vật chất thì họ mong muốn có sức khỏe để hưởng thụ những gì họ làm được. Bởi vậy họ đi lễ chùa để cầu xin thần, Phật trợ giúp, đáp ứng nguyện vọng, và họ thể hiện lòng thành tâm của mình bằng cách cúng những khoản tiền lớn để xây dựng chùa chiền. Những người giàu thì vậy còn những người nghèo thì cũng vào chùa lễ Phật để cầu mong sự giàu có, cầu mong đức Phật phù hộ cho họ có cuộc sống tốt đẹp. Điều này có thể giải thích được hiện tượng trong xã hội ta hiện nay ngày càng có người đến với Phật giáo, họ tham gia các hoạt động Phật giáo không còn thuần túy chỉ là giác ngộ thành Phật. Nhiều người đến cửa Phật để cầu may, giải hạn, cầu đỗ đạt, xin thẻ, xem tử vi, thậm chí còn tham gia, tổ chức hoạt động đồng bóng,

khấn bái cầu mong Phật che chở cho hành vi sai trái, phi pháp của mình được trót lọt. Họ ngộ nhận chỉ năng cầu xin và lễ bái là được Phật ủng hộ, che chở, hoặc quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Xét về mặt kinh tế, ta thấy những người này đóng góp nguồn kinh phí không nhỏ để thực hiện việc tu bổ, sửa chữa chùa chiền trong những năm gần đây.

Có thể nói, nền kinh tế thị trường đã ùa vào chân của Phật tổ, có nhà sư “làm kinh tế” rất giỏi, kiếm chọn những trung tâm buôn bán lớn, trọng cúng tiền hơn hương hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, chính sự khủng hoảng của kinh tế - xã hội và mặt trái của kinh tế thị trường, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho không ít người đến với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để tìm chỗ dựa về mặt tâm linh, tinh thần.

Sau đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất cơ bản và quan trọng. Lực lượng sản xuất không ngừng được phát triển, quan hệ sản xuất càng được củng cố, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, bộ mặt của đất nước ngày càng biến đổi theo hướng hiện đại, văn minh. Tuy nhiên đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn đòi hỏi một sự nỗ lực của toàn xã hội.

Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành niềm tin tôn giáo của con người. Các gia đình người Việt từ đời này sang đời khác đến với Phật giáo một cách tự nhiên: những ngày lễ Tết, ngày mùng một đầu tháng và ngày rằm chùa nào cũng đông chật người, hầu như gia đình nào bàn thờ cũng đầy ắp hương hoa; thậm chí cả những nơi công sở hay trên các phương tiện giao thông như tàu, thuyền, ô tô…cũng có bát hương.

Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã làm cho kinh tế nước ta phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân. Sự tác động của nó khiến nhiều

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần người việt (Trang 33)