tiếp đến tình hình an ninh – quốc phòng trong khu vực trong đó có Việt Nam
Trung Quốc với qui mô dân số và với tốc độ phát triển nhanh kéo dài hàng chục năm, kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới trên nhiều phương diện. Sự tác động đó lớn hay nhỏ, nhất thời hay làm ảnh hưởng sâu sắc đến con đường phát triển của nước khác là tùy theo trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế của nước chịu tác động.
Tại Đông Á, Nhật và Hàn Quốc cũng bàn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của hiện tượng nầy đến con đường phát triển của nước họ. Nhưng trình độ phát triển của hai nước nầy cao hơn Trung Quốc nhiều, GDP đầu người còn lớn hơn Trung Quốc 9-10 lần (Nhật) hoặc 5-6 lần (Hàn Quốc), về chất lượng thể chế, tiềm năng khoa học, công nghệ của họ còn đi trước Trung Quốc nhiều chục năm. Do đó, Nhật và Hàn Quốc ý thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc để vừa nỗ lực hơn trong việc củng cố lợi thế hiện tại và lợi dụng cơ hội từ thị trường Trung Quốc.
Cũng là nước lân cận với Trung Quốc nhưng vị thế của Việt Nam hoàn toàn tương phản. Nhìn từ nhiều mặt, Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn Trung Quốc. GDP đầu người của Việt Nam năm 2009 chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, chất lượng giáo dục, trình độ phát triển khoa học, công nghệ cũng đi sau nước nầy. Thêm vào đó, về qui mô, kinh tế Trung Quốc lớn áp đảo, tốc độ phát triển cũng nhanh hơn Việt Nam. Từ nhận định nầy ai cũng thấy thách thức của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với con đường phát triển của Việt Nam là vô cùng lớn. Việt Nam cần nghiên cứu sâu tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc để có chiến lược, chính sách phát triển thích hợp.
Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã dùng mọi biện pháp có thể để thuyết phục thế giới rằng họ đang trỗi dậy một cách hòa bình. Cụm từ “trỗi dậy hòa bình” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2003, thời điểm ông Zhen Bijian, khi đó là Hiệu phó Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài phát biểu tại Diễn đàn Bắc Ngao. Cụm từ này về sau được các nhà lãnh đạo Trung Quốc - như Thủ tướng Ôn Gia Bảo - sử dụng trong nhiều bối cảnh quốc tế khác nhau. Các nguyên tắc chính của lý thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc – từ năm 2004, học thuyết này đã được gọi bằng cái tên “phát triển hòa bình” – đó là i) Trung Quốc sẽ không tham vọng quyền bá chủ; ii)sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của họ sẽ không đe dọa tới an ninh và ổn định của khu vực cũng như của thế giới; iii) các nước khác sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bắc Kinh tập trung phát triển quyền lực mềm và cho rằng thúc đẩy mối quan hệ tốt với các
nước láng giềng sẽ không những không làm suy yếu mà ngược lại còn cải thiện sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc. Như vậy, học thuyết trỗi dậy hòa bình đề cao cách tiếp cận toàn diện cho các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có các tranh chấp lãnh thổ biển tại các vùng biển gần Trung Quốc.
Một trong những lý do lý giải cho sự xuất hiện của học thuyết trỗi dậy hòa bình đó là để đáp trả lại những ai có suy nghĩ rằng Trung Quốc là một mối đe dọa. Nói rộng hơn, “học thuyết mối đe dọa Trung Quốc” nói rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ cho phép Bắc Kinh đầu tư vào việc mở rộng và hiện đại hóa quân sự. Năng lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ giúp họ chuyển dịch cán cân khu vực và quốc tế theo hướng có lợi cho nước này, điều này sẽ đe dọa tới lợi ích các an ninh quốc gia của các quốc gia khác. Nhiều người Trung Quốc tin rằng học thuyết mối đe dọa Trung Quốc đã bị Mỹ dung túng như là một phần trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các sự kiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng chính Bắc Kinh, với một chính sách ngày càng hung hăng hơn đối với các quốc gia láng giềng, mới là bên đã tạo điều kiện để học thuyết mối đe dọa Trung
Quốc phát triển. Các tàu của chính quyền Trung Quốc hoạt động rất quyết liệt trong việc khẳng định yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Các tàu này đã bắt giữ và tấn công nhiều tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á đang hoạt động tại những khu vực đánh bắt cá truyền thống của họ, quấy nhiễu các tàu hải quân Mỹ khi những tàu này đang hoạt động tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, và can thiệp thô bạo vào những vụ việc mà các tàu cá Trung Quốc bị các tàu có chức trách nước ngoài kiểm tra với cáo buộc đánh bắt cá trái phép.
Bắc Kinh cũng có nhiều động thái nhằm thay đổi hiện trạng trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Trong năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đã chính thức đệ trình đường chín đoạn đầy tai tiếng của mình, yêu sách đòi hơn 80% Biển Đông. Trong năm 2012, Trung Quốc đã cử đi nhiều tàu để gây khó dễ cho sự hiện diện của Philippines tại Bãi cạn Scarborough và cuối cùng đã giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn này. Cũng trong năm 2012, nước này đã thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng
Sa, và đặt một đơn vị đồn trú quân sự tại đây để củng cố yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông. Từ năm 2011, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mở rộng tầm hoạt động của họ về phía nam, mời thầu quốc tế nhiều lô dầu khí nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua, căng thẳng tại khu vực đã lên cao chưa từng có. Trong một động thái nghiêm trọng nhất trong những năm qua, Trung Quốc đã hạ đặt một giàn khoan khổng lồ ở vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm. Để bảo vệ giàn khoan này khỏi các tàu của chính quyền Việt Nam, rất nhiều tàu Trung Quốc, bao gồm cả một vài tàu chiến, đã được triển khai tới khu vực. Các tàu Trung Quốc đã cố tính đâm vào các tàu Việt Nam đang cố tiếp cận tới giàn khoan của Trung Quốc. Tình hình rất nguy hiểm, căng thẳng giữa hai quốc gia nhiều khả năng sẽ còn leo thang.