Việt Nam không có một phong trào canh tân theo hướng Tư bản chủ

Một phần của tài liệu Nguyên nhân mất nước của triều nguyễn và bài học với vấn đề bảo vệ tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 42)

nghĩa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ bị thôn tính

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá.

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy, Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (năm 1863) đã

xuất hiện những tư tưởng canh tân trong bối cảnh tư bản Pháp nhòm ngó, gõ cửa và lăm le nổ súng xâm lược nước ta khi chế độ phong kiến đang lún sâu vào

giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày

càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và nguy cơ mất nước càng đến gần, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước đã mạnh dạn đưa ra tư tưởng canh tân đất nước trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội; nhằm tạo ra thực lực phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Họ là một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời, những người đã được tiếp xúc với nền văn minh phương tây như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Trương Vĩnh Ký… Lối thoát mà các nhà cải cánh duy tân ở Việt Nam đề xướng là học tập mô phỏng những cách thức tổ chức xã hội tiến bộ của các nước phương tây lúc bấy giờ. Biện pháp cải cách của họ lúc bấy giờ là đưa ra những bản điều trần, thuyết phục bộ máy chính quyền trung ương Huế chấp nhận triển khai và thực hiện những đề xuất của họ.

Trước yêu cầu canh tân đất nước của các nhà tri thức. Nhà vua cũng quan tâm tới các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ và yêu cầu Cơ Mật Viện bàn bạc về những đề nghị này. Các quan đa số có quan điểm thủ cựu hẹp hòi nên cuối cùng

triều đình chỉ thực hiện vài cải cách nhỏ. Năm 1864, nhà vua ra lệnh khuyến khích học tiếng Pháp và khen thưởng những người học giỏi. Năm 1866, Nguyễn Trường Tộ được lệnh đi Pháp để mua sách giáo khoa và tuyển dụng giáo sư về mở các trường tân học. Nhưng rồi sau đó triều đình bận rộn với việc chiến tranh với Pháp nên chương trình cải cách giáo dục cũng không thực hiện được. ”Mãi đến năm 1873, vua Tự Đức mới ra lệnh các quan tuyển chọn những học sinh giỏi ngoai ngữ, cấp học bổng cho đi du học trong 5 năm tại Hồng Kông. Năm 1879, một toán học sinh khác được tuyển chọn đưa đi Pháp học tại trường kỹ thuật Toulon. Hai mươi học sinh khác được gửi đi theo một đoàn ngoại giao Ý nhưng bị người Pháp chặn lại tại Sài Gòn. Năm 1881, triều đình lại gửi thêm 12 học sinh nữa đi học tại Hồng Kông”[23, 11].

Nhưng những chương trình cải cách này được thực hiện quá trễ và quá chậm. Trong khi đó triều đình Huế ngày càng mất uy tín và không còn làm chủ được tình hình đất nước. Nam kỳ đã mất vào tay người Pháp không thể lấy lại được. Ngoài Bắc giặc giã nổi lên khắp nơi chống cả triều đình và Pháp. Nhiều

khuynh hướng chính trị khác nhau đã xuất hiện ngoài vòng kiểm soát của triều đình Huế. Rút cục công cuộc canh tân, cải cách đã không thể thực hiện được. Ngoài những lý do thuộc về bản thân những tư tưởng canh tân ở nước ta như: các đề nghị canh tân là quá ít ỏi, tiếng nói của những người có tư tưởng canh tân không thực sự có trọng lượng với chính quyền, bản thân các tư tưởng canh tân chưa vượt ra khỏi hệ tư tưởng phong kiến, những người có tư tưởng canh tân đều là những người chủ hòa trong khi những người chủ chiến lại không có tư tưởng cải cách. Ngoài ra, không thể không đề cập đến một yếu tố vô cùng quan trọng để những tư tưởng canh tân có thể trở thành phong trào cải cách đó là những tiền đề được tạo ra trước đó cho canh tân thành công. Thời gian đưa ra những cải cách chính vào lúc đất nước bộn bề với việc chống giặc ngoại xâm - khi những dự án cải cách không lưu ý tới những biến cố của đất nước, tự cô lập mình với thời đại, nó đi vào ngõ cụt không có đường ra.

Các nhà cải cách cũng không lường được những biến động xã hội tiềm ẩn trong cải cách mà họ đưa ra: làm biến đổi kết cấu xã hội, gây hoang mang trong một bộ phận nhân dân, đụng chạm tới lợi ích một bộ phận xã hội… Canh tân đất nước song không lường trước những hậu quả sau đó, thì dẫu có canh tân cũng bị động trước tình thế, thậm chí kéo theo nguy cơ khủng hoảng niềm tin, mất đoàn kết dân tộc còn cao hơn trước.

Sau nữa, họ sẽ dựa vào thế lực nào, vào giai tầng nào để tiến hành cải cách? Thứ nhất, đó phải là một lực lượng tiến bộ, có ý thức dân tộc và cải cách, nhận thấy sức mạnh của duy tân (thông thường họ là bộ phận trí thức tiếp xúc với Tây học). Thứ hai, lực lượng hậu thuẫn này phải có quyền lực thực tế đủ tác động, đủ trở thành một thế lực đối trọng trong triều đình cũng như ngoài xã hội. Tiếc rằng, có lẽ do không có đủ kinh nghiệm, hoặc do thực tế không thể tìm ra một giai tầng nào như thế để dựa vào, những nhà cải cách đành cay đắng thở dài nhìn dự án của mình được ghi chép cẩn thận và cất vào kho sách.

Điểm cuối cùng tạo nên tính bất khả thi của những cải cách ở chỗ: nó không đặt vấn đề sẽ thay thế tầng lớp văn thân(chúng ta biết rằng điều này giúp cho sự canh tân có khả năng được chấp nhận, và cho triều đình hiểu răng tất cả

những cải cách đề ra không đi ngược lại quyền lợi Nhà nước). Văn thân sĩ phu là bộ phận trí thức chốt yếu của triều đình phong kiến( triều đình sẽ cai quản đất nước bởi những quan chức lấy ra từ bộ phận này.). Hay nói cách khác, tức là không cải cách về chính trị, không thay đổi trong bộ máy nhà nước. Nhân dân

vốn không có hệ tư tưởng riêng, mà, phải dựa vào trí thức: dân tộc tìm thấy hệ tư tưởng của mình ở những người trí thức- sự ươn hèn hay yếu kém của người trí thức sẽ dẫn đến sự ươn hèn, yếu kém của dân tộc trên bình diện tư tưởng. Nhà nước phong kiến Nho giáo muốn tồn tại phải phụ thuộc vào tầng lớp văn thân sĩ phu để vừa tác động về mặt tư tưởng , vừa thực hiện quản lí.Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề cho người đi học ở nước ngoài rồi về làm, nhưng ông không nhìn thấy sự cần thiết phải thay đổi đầu tiên là tư tưởng của nhưng người “lưu giữ hệ tư tưởng cũ và bảo vệ nó”. Khi hệ thống trí thức Nho giáo còn là bộ phận trung gian cốt yếu nhất giữa triều đình với nhân dân, đồng thời đóng vai trò gìn giữ giá trị cũ, khả năng cải cách bị đẩy lùi.

Nếu so sánh với công cuộc cải cách ở Xiêm, chúng ta thấy sự khác biệt căn bản giữa hai nước nằm ở chính bản thân những người đứng đầu đất nước mà cụ thể là các nhà vua của triều Chakri ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Nếu các ông vua từ Rama I đến Rama V của Xiêm thực sự là những người khởi xướng công cuộc cải cách, có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, luôn chủ động và có kế hoạch rõ ràng cho những chủ trương cải cách, thì các ông vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng lại thể hiện sự bảo thủ, trì trệ, lúng túng, bị động, thiếu nhận thức đầy đủ về thời thế và không quyết tâm thực hiện cải cách đến cùng. Để thực hiện cải cách thành công, các ông vua của triều đại Chakri đã chủ động thực hiện một chương trình cải cách từ từ, phù hợp với tình hình nội tại của đất nước và khu vực. Với tư cách là kết quả của một quá trình đổi mới kinh tế và chính trị kéo dài tới năm 1868, đời sống chính trị của Xiêm đã được cải thiện rõ rệt. Việc làm đầu tiên mở màn cho công cuộc cải cách của Chulalongkorn là vào năm 1873, khi ông tuyên bố bãi bỏ tục quỳ lạy vua, một biểu tượng thần phục truyền thống lâu đời. Điều này có ý nghĩa hai mặt: thần phục không có nghĩa là hạ mình và trong thực tế điều này còn chứng

tỏ Xiêm đã cởi mở hơn trong tiếp thu các hình thức ngoại giao hiện đại của phương Tây. Việc làm thứ hai của vua Chulalongkorn là thủ tiêu chế độ nô lệ. Đây là quyết định quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội và vì vậy gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nhất. Về vấn đề này, các vua Chulalongkorn có quan điểm đề ra lộ trình thích hợp cho việc xóa bỏ chế độ dã man này, nhưng không thể thay đổi tất cả trong một đêm.

Nhìn chung, cải cách ở Xiêm thế kỷ XIX là một quá trình được các ông vua từ Rama I đến Rama V thực hiện một cách chủ động, dần dần từng bước, có tính toán và có sự chuẩn bị cẩn thận. Trong quá trình đó, nhà nước đóng một vai

trò quan trọng.

Còn tại Việt Nam, có thể thấy tư tưởng cải cách ở Việt Nam chỉ do một số

rất ít, một nhóm các quan lại, chí sĩ, do có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do có nhận thức cao hơn những người cùng thời khởi thảo, đề xướng. Những đề nghị

đó trên thực tế mới chỉ là những biểu hiện của một xu hướng mới, nên không được những người đứng đầu triều Nguyễn cũng như đông đảo quần chúng chấp nhận và ủng hộ, không tạo thành một phong trào có tính rộng khắp.

Những đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX bao gồm Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch ... Điểm chung nhất trong các nhà cải cách Việt Nam giai đoạn này là họ đều là những người xuất thân trong các gia đình khoa bảng, thừa hưởng nền giáo dục Nho học và thuộc tầng lớp trên của xã hội. Nhờ có trình độ học vấn và đỗ đạt trong các kỳ thi, phần lớn họ vì thế đều nắm giữ một vị trí nhất định trong bộ máy quan lại của triều đình nhà Nguyễn. Ví dụ như Phạm Phú Thứ đỗ tiến sĩ năm 1843 và đã từng giữ chức Thượng thư Bộ Hộ. Bùi Viện từng được cử đi sứ hai lần sang Mỹ với mục đích cầu viện cứu nước nhưng không thành công. Cho dù có vị trí như thế nào trong bộ máy đó, tất cả họ đều thể hiện là những ông quan không ham danh vọng, có tâm huyết với vận mệnh của dân tộc, mong muốn đất nước cường thịnh bằng con đường canh tân đổi mới. Điểm chung thứ hai của những nhà canh tân Việt Nam giai đoạn này là họ đều là những người trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều, có tiếp xúc với văn

minh phương Tây, với thế giới bên ngoài. Mặc dù còn rất nhiều hạn chế, nhưng họ là những người thông qua giao lưu với thế giới bên ngoài, mới có những hiểu biết và có thể so sánh tình hình Việt Nam với khu vực và thế giới, phù hợp với thực tế khách quan.

Phần lớn các nhà cải cách đều bày tỏ sự lo ngại về tình hình đất nước, về thái độ bàng quan, thờ ơ, chậm trễ của triều đình. Theo họ, lẽ ra phải tiến hành ngay các biện pháp canh tân, chấn hưng đất nước, phải đề ra những chủ trương đối nội và đối ngoại phù hợp, chứ không thể chần chừ, chờ đợi lâu hơn nữa . xuất phát từ nhận thức về thời thế, các nhà cải cách Việt Nam thế kỷ XIX đều nhằm vào các mục đích trước mắt và lâu dài cho một chương trình cải cách toàn diện. Mục đích cấp thiết trước mắt theo các nhà cải cách là tạo ra thế cân bằng cho đất nước đủ sức chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, cứu dân tộc khỏi ách nô dịch. Không chỉ hạn chế bởi những mục đích ngắn hạn, trước mắt nhằm chống lại sự xâm lược của Pháp, các nhà cải cách còn nhìn nhận và đề ra mục đích lâu dài mà các kế hoạch này phải đạt được. Đó là đưa đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá và giáo dục, nhằm tiến kịp, thậm chí vượt các quốc gia trong khu vực và thế giới, bởi vì theo Đặng Huy Trứ "trong thiên hạ, không có cái nhục nào bằng cái nhục không được như người" [ 19, 88].

Hơn nữa, thấm nhuần nền giáo dục Khổng học, vua Nguyễn đã không biết rằng những bất ổn, rối loạn xã hội đương thời là do sự cai trị của mình chưa đúng. Nhưng bởi tôn sùng Khổng giáo, triều đình không chút nghi ngờ những nguyên tắc Nho học, vì thế họ không đặt vấn đề tìm giải pháp nằm ngoài Nho học truyền thống: nó ngăn cản thượng tầng xã hội phát huy lối suy nghĩ khác. Tuy vậy, triều đình không có nhiều hơn sự lựa chọn đó: chỉ có Khổng giáo mới giúp nó củng cố sự thống trị, thống nhất và tập trung quyền lực, vả lại Nho học đã có truyền thống lâu đời ở Đại Việt. Trong khi đó, con người xuất thân từ một nền văn hóa nông nghiệp không ưa thích những cái thay đổi , nặng tính ổn định và hoài cổ. Gộp lại tất cả những yếu tố này, có thể nhận định chắc chắn không thể trông chờ ở triều đình một tư duy cải cách của đa số,càng khó trông chờ điều

đó ở một ông vua Nho giáo. Cũng cần nhìn nhận khách quan rằng các vua Nguyễn không hẳn mù tịt về tình hình bên ngoài. Gia Long và Minh Mệnh đều có mong muốn phát triển khoa học kĩ thuật như Phương Tây, Tự Đức rất ham đọc những báo viết bằng tiếng Hán của nước ngoài. Quyết định của họ cuối cùng đều bị quyết định bởi nhu cầu thống nhất quyền lực và bảo vệ dòng tộc.

Đặc biệt, một trong những nguyên nhân khiến cuộc cải cách tại nước ta không đạt được thành công còn do yếu tố Con người – xã hội. Người Việt Nam là con người của nền văn hóa lúa nước, không có thói quen cũng như truyền thống công nghiệp, họ càng không có thiên chất công nghiệp. Gs Đào Duy Anh đã nhận xét rất đúng: người Việt chịu khổ chịu nhục giỏi, nhưng không cần cù làm ăn được. Rất dễ hiểu thôi : họ đã quen với sản xuất nông nghiệp với những kì nghỉ hội hè giữa các giai đoạn sản xuất. Tính ổn định của sản xuất nông nghiệp quy định tính cách của con người nông nghiệp : không ưa thay đổi và hay kì thị với cái mới, cái bên ngoài. Tính cách và tư chất như thế thực ra không hợp với những cải cách đột ngột, dễ thích nghi với Nho giáo hơn những tư tưởng ngoài luồng.

Người Âu Tây vốn khác xa người Việt về bề ngoài. Sự can thiệp của họ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguyên nhân mất nước của triều nguyễn và bài học với vấn đề bảo vệ tổ quốc việt nam hiện nay (Trang 42)