Trước âm mưu và hành động xâm lược ngày càng rõ ràng của chính quyền Pháp, chính quyền nhà Nguyễn lại tỏ ra lúng túng và thi hành hàng loạt chính sách kinh tế, ngoại giao sai lầm tạo cái cớ cho thực dân Pháp đẩy nhanh tiến trình xâm lược nước ta.
Thứ nhất là chính sách với đạo thiên chúa của triều Nguyễn
Tôn giáo luôn là một vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Bởi tôn giáo không chỉ là hiện tượng tôn giáo thuần túy mà còn là hiện tượng lịch sử, hiện tượng xã hội, hiện tượng văn hóa…Vì vậy, khi một tôn giáo nào đó được hình thành và phát triển, nó đều tác động đến đời sống của con người một cách sâu sắc và toàn diện. Ảnh hưởng đó của tôn giáo có khi thuận chiều với sự định hướng của Nhà nước, có khi nó lại ở vào vị thế nghịch chiều. Ở nước ta cho đến thời nhà Nguyễn thì đạo khổng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. Dưới triều Nguyễn các sinh hoạt tín ngưỡng cũng như chủ trương tôn giáo của nhà Nguyễn đã thể hiện sự coi trọng những tín ngưỡng truyền thống: Sự thờ cúng tổ tiên, các vị Anh hùng dân tộc, các thần linh…Đây là một chủ
trương tôn giáo đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần củng cố địa vị thống trị của nhà Nguyễn, ổn định trật tự xã hội, bảo tồn được nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc.
Không giống như Đạo giáo, Khổng giáo hay Phật giáo, Thiên chúa giáo không được các vua nhà Nguyễn dành cho thái độ tích cực. Trong các vua nhà Nguyễn ở thời kỳ tự chủ, Gia Long là người rất có thiện chí với Thiên chúa giáo nhưng ông vẫn chủ trương bảo vệ Nho giáo và nghi lễ thờ cúng tổ tiên; ông cũng cho rằng địa ngục, thiên đàng của luận thuyết Thiên chúa giáo là sự dị đoan chỉ làm mê hoặc, quyến rũ những người thiếu hiểu biết.
Dưới thời Gia Long không có một lệnh cấm đạo nào được ban hành, các
giáo sĩ đều cho rằng đây là giai đoạn thuận lợi cho việc truyền bá thiên chúa giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, Gia Long vẫn thấy nguy cơ về mất chủ quyền mỗi khi cơ hội đến với phương Tây thông qua con đường bảo vệ đạo Thiên chúa nên ông căn dặn người kế vị (Minh Mạng) không nên đối xử phân biệt giữa các đạo Nho, Phật, Thiên chúa giáo. Việc khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến động xã hội và gây ra thù oán trong nhân dân; đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua. Như vậy, Gia Long đã ý thức được tầm quan trọng của sự truyền đạo đến sự ổn định đất nước
Nhưng Sau này đến thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị thì tình hình tôn giáo trở nên căng thẳng hơn. Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái của người Tây Dương làm hư hỏng lòng người . Đã từ lâu nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong vương quốc này. Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục . Đó chẳng phải tai họa lớn cho đất nước. Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính... phải canh phòng cẩn thận mặt hải cảng, miền núi, tất cả mọi ngả đường thủy bộ để ngăn không cho các đạo trưởng Tây Dương xâm nhập lén lút, trà trộn vào dân chúng để gieo rắc bóng đen trên vương quốc”.[15, 45]
Từ năm 1825 - 1838 có 4 Giám mục , 9 Linh mục ngoại quốc , 20 Linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại. Tháng 10 năm 1839, Minh
Mạng ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền. Dụ cấm đạo mới này đã gây sự căm phẫn trong giáo đồ và giới chức Thiên chúa giáo, làm chấn động xã hội. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và triều đình Huế cũng mong muốn có sự hiểu biết cần thiết và thiện chí từ cả hai phía để có thể xích lại gần nhau và cải thiện tốt hơn tình thế gay cấn vốn có. Năm 1840, Minh Mạng cử Phan Thanh Giản cầm đầu một phái đoàn sang Pháp để tìm hiểu tình hình với mong muốn xây dựng quan hệ ngoại giao tốt hơn . Nhưng điều mà cả hai phía không muốn đã xảy ra là khi phái đoàn của triều đình Huế đến Pháp bị các giới chức trong giáo hội thừa sai Paris phản đối kịch liệt và vận động một cuộc tẩy chay trên báo chí, gây áp lực mạnh mẽ với nhà vua nên vua Pháp buộc phải từ chối tiếp phái đoàn của triều đình Huế.
Sang đến thời Tự Đức thì chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn càng trở nên gắt gao hơn bao giờ hết. Năm 1848, lúc mới lên ngôi vua, Tự Đức đã phê duyệt lệnh cấm đạo: “Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lý lịch , lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném xuống biển . Còn những đạo trưởng và bọn theo đạo là người nước ta, xin do các nha lại xét việc hình hai, ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo bước qua cây giá chữ thập thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập thì người đạo trưởng cũng nên xử tử, các con chiên theo đạo hãy tạm thích vào mặt , đuổi về cho vào sổ dân. Nếu họ biết hối cải thì cũng cho đến quan để trừ bỏ thích chữ ấy đi”[22,134]
Nhìn chung những chính sách cấm đạo hà khắc của vua Nguyễn đã không những làm cho bớt sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của thực dân Pháp. Triều đình còn phạm phải sai lầm là không phân biệt được thiểu số giáo dân lầm đường với đa số giáo dân yêu nước, bất hợp tác với giặc. Đúng là các nhà truyền giáo phương Tây trên thực tế đã phục vụ đắc lực cho CNTD, tuy nhiên, cái hỏng
không phải ở bản thân giáo lý công giáo mà là sự xuyên tạc và mưu đồ chính trị của các giáo sĩ thừa sai khi thực hiện công cuộc truyền giáo.
Ngay từ các thế kỷ XV, XVI, khi mới bắt đầu hướng sang phương Đông, công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris đã gắn liền với chủ nghĩa thực dân Pháp. Các giáo sĩ thông qua công cuộc truyền giáo của mình sẽ là người dẫn đường cho một cuộc xâm lược thực dân sau đó. Thấy rõ nguy cơ này, các vua triều Nguyễn đặc biệt là từ Minh Mạng đã luôn đề phòng và ngăn chặn sự mở rộng truyền bá đạo Thiên Chúa ở trong nước. Họ cho ban hành các chỉ dụ cấm đạo, truy nã ráo riết các thừa sai. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm của triều đình, các thừa sai Pháp bằng cách này hoặc cách khác vẫn lén lút hoạt động và lôi kéo được nhiều người theo đạo. Chính vì vậy, càng về sau, chính sách cấm đạo của triều Nguyễn lại càng quyết liệt, đã dẫn tới một hậu quả là máu của các thừa sai và giáo dân đã đổ.
Trong bối cảnh như vậy, các thừa sai đã kêu gọi sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp ở chính quốc. Và chỉ chờ có thế, các hạm đội của Pháp ở Viễn Đông được lệnh của chính quyền, đã tìm mọi cách để bảo vệ các thừa sai. “từ đó, luôn luôn thấy các chiến thuyền của Pháp tới Đà Nẵng, đòi can thiệp vào việc đạo, trước còn dùng lời lẽ ôn tồn, sau thì đe dọa và cuối cùng dùng đến đại bác và quân đội. Còn các giáo sỹ thừa sai Pháp ở Việt Nam luôn tìm cách liên lạc và phối hợp hành động với các chiến thuyền Pháp, kẻ tung, người hứng nhịp nhàng dẫn dắt đến cuộc can thiệp vũ trang của Pháp vào Việt Nam năm 1858 ”.[3,151] Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ điều này thong qua một số sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Tháng 2 năm 1843, khi đem tàu Heroine đến Đà Nẵng, được cố đạo Chamaison báo tin về việc triều đình đang giam giữ 5 giáo sỹ Pháp (Galy, Charrier, Miche, Berneur, Duclos), Favin Léveque đã đòi tha cho 5 giáo sỹ Pháp và đe dọa: “… tôi đòi họ phải được tha và nếu lời đòi hỏi đó không được thực hiện, ông hãy coi chừng” [6, 2], rồi gửi tiếp thư cho Trương Đăng Quế cũng với lời lẽ như vậy. Kết quả là triều đình phải nhượng bộ, tha cho 5 giáo sĩ này.
giam vì lén lút truyền giáo ở trong nước (1844, 1846) thì cả hai lần đều được hải quân Pháp can thiệp xin tha. Cuối cùng triều đình cũng phải chấp nhận. Ở lần thứ hai (1846), Lefebvre bị trục xuất ra khỏi nước và dẫn độ về Singapo. Tuy nhiên, đến năm 1847, tưởng Lefebvre chưa được thả, hạm đội Pháp đến cảng Đà Nẵng bắn phá năm chiếc đồng của triều đình rồi bỏ đi. Hành động liên quan đến việc giải cứu các giáo sỹ của Pháp như đổ thêm dầu vào lửa, làm cho việc cấm đạo của Thiệu Trị càng gay gắt hơn.
Đến thời Tự Đức, với việc ban hành những chỉ dụ cấm đạo rất gắt gao, nhằm mục đích tận diệt Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, thì lại càng xuất hiện nhiều hơn việc các thừa sai kêu gọi sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam để giải cứu cho người Thiên Chúa giáo mà Pellerin, Huc, Lefebvre là những trường hợp tiêu biểu. Không những thế, họ còn tỏ ra rất nôn nóng, thúc giục Pháp ngay lập tức phải tấn công xâm lược Việc Nam.
Để đáp lại lời kêu gọi đó, núp dưới chiêu bài giải cứu các thừa sai và những người Thiên Chúa giáo, nhiều động thái quân sự của hải quân Pháp đối với Việt Nam đã diễn ra, mà cuộc tấn công vào cửa biển Đà Nẵng năm 1856 là một sự kiện tiêu biểu. Và không phải chờ đợi lâu, đến ngày 1 tháng 9 năm 1858, tiếng súng xâm lược của thựcdân Pháp đã nổ vang trên bán đảo Sơn Trà và cái cớ giải thoát các thừa sai và người Thiên Chúa giáo cũng được Pháp dùng để biện giải cho sự kiện này.
Như vậy, có thể nói rằng các thừa sai đã có một vai trò rất lớn trong cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Mặc dù vấn đề tôn giáo không phải nguyên nhân cơ bản đưa tới cuộc xâm lược, mục đích của Pháp khi tiến hành can thiệp quân sự vào Việt Nam cũng không chỉ để giải thoát các thừa sai và giáo dân, tuy nhiên,cần phải thấy rằng, lời kêu gọi của các thừa sai đã trở thành một cái cớ để làm cho cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp mang màu sắc chính nghĩa giả tạo, “đấu tranh” vì sự tự do tôn giáo. Nó như là một kịch bản đã được thực dân Pháp thảo ra từ trước: “cuộc truyền giáo hay nói cách khác cuộc chinh phục phần hồn, cuộc xâm hại văn hóa tất yếu sẽ dẫn tới sự chống trả của chính quyền bản địa và đó là cái cớ mà các thừa sai Pháp tạo ra để cho cuộc
xâm lược mang cái vẻ hợp lý của nó”[40,122].
Chỉ đến khi thực dân Pháp tấn công và triều đình Huế phải ký với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp thì Triều đình lần đầu tiên đã thừa nhận quyền tự do truyền đạo và theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Ngay trong khoản 2 của hiệp ước Nhâm Tuất (1862) quy định: “Công dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha có thể hành đạo Gia Tô trong nước Việt Nam và công dân của nước này, bất luận ai, nếu muốn theo đạo Gia Tô thì theo và không bị ngăn trở; nhưng không được cưỡng bức ai trở thành tín đồ Gia Tô nếu người ấy không muốn”[9, 78]. Lý do là nhà Nguyễn lo sợ thực dân Pháp tiếp tục lấy cớ bảo vệ Thiên Chúa giáo để chiếm nốt ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Tiếp ngay sau đó, nhân sinh nhật mình, ngày 13-7-1862, Tự Đức lại ra tiếp một đạo dụ thể hiện thái độ ôn hoà với giáo dân và Thiên Chúa giáo. Từ chỗ cấm đạo một cách gay gắt trước 1862, sau khi mất đất, triều đình tỏ ra ngày càng yếu thế và nhượng bộ dần dần với thực dân Pháp nói chung và Thiên Chúa giáo nói riêng. Thậm chí tháng 7 năm 1864, triều đình còn ra một chỉ dụ kêu gọi sự bình tĩnh của văn thân, trước những chính sách ôn hoà,hợp tác của triều đình với Thiên Chúa giáo, kêu gọi hoà hợp lương - giáo, trừng trị những hành động quá khích của văn thân gây tổn hại cho Thiên Chúa giáo. Năm Tự Đức thứ 16 (1864), nhà Vua đã ra dụ rằng “Dân theo đạo cũng là con đỏ của triều đình, nếu ghét bỏ quá lắm, giết sạch hết cả, chỉ tổ gây hiềm khích, hại đến hoà khí, không phải là cách yên dân”[34, 90].
Tuy nhiên, với dã tâm xâm lược nước ta, thực dân Pháp không thỏa mãn với việc chiếm ba tỉnh miền Đông và việc tự do truyền đạo như Triều đình đã thừa nhận. Năm 1867, chúng đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, biến Nam Kỳ thành thuộc địa của chúng. Lo ngại Pháp sẽ Bắc tiến sau những hành động gây rối do chúng chỉ đạo ở Hà Nội, triều đình lại tiếp tục có những sự nhân nhượng trong chính sách với Thiên Chúa giáo. Điều khoản IX của hiệp ước 1874 đã hoàn toàn thừa nhận việc truyền đạo và theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam thậm chí phủ nhận chính những chỉ dụ cấm
đạo của Triều đình trước đây: “Nhà vua An Nam công nhận rằng đạo Công giáo dạy người ta làm điều lành, nên bãi bỏ mọi sự cấm đoán đã ban ra đối với đạo này và cho phép mọi thần dân được tự do đón nhận và thực hành đạo ấy. Do đó, người Kitô giáo trong nước An Nam được phép tụ họp và thờ phụng trong nhà thờ không giới hạn số người. Họ sẽ không vì bất cứ lẽ gì mà bị buộc phải thực hành những việc làm trái với tôn giáo ấy, hoặc phải chịu kiểm tra đặc biệt. Họ sẽ được thu nhận vào tất cả các kỳ thi công cộng và vào các công sở, mà không bị buộc phải làm những hành vi mà tôn giáo đã cấm”[18,121] .
Sau Hiệp ước Giáp Tuất, các thừa sai đã chú tâm khai thác những lợi thế chính trị và tôn giáo mới được triều đình nhân nhượng. Tại Trung Kỳ, họ đã thuyết phục được nhà cầm quyền cho phép các cộng đồng Công giáo trở thành “các cộng đồng tự trị” được miễn thuế. Trong khi ấy, Giám mục Puginier ở giáo phận Tây Đàng Ngoài yêu cầu triều đình Huế cho phép các thừa sai được trực tiếp quan hệ với các quan chức cao cấp ở tỉnh trong mọi tranh chấp có liên hệ tới giáo dân.
Như vậy có thể thấy, do triều Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, Pháp lấy cớ bảo vệ các nhà truyền giáo, bảo vệ giáo dân và đạo Thiên Chúa đã xâm lược nước ta.
Khi thấy không thể đương đầu với đạo quân xâm lược với vũ khí hiện đại hơn ta rất nhiều, đặc biệt sau khi mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, triều Nguyễn đã nới dần việc cấm đạo mong giữ được những phần đất chưa mất và chuộc lại những vùng đất đã mất. Tuy nhiên, với mục tiêu thôn tính nước ta, thực dân Pháp không thỏa mãn với những gì chúng đã đạt được và tiếp tục lấn tới dù chính sách với đạo Thiên Chúa của triều Nguyễn ngày càng tỏ ra mềm dẻo, ôn hoà. Cứ như vậy, nắm được điểm yếu của triều Nguyễn, bằng phương pháp lấn dần từng bước theo kiểu “tằm ăn lá dâu”, thực dân Pháp đã thôn tính được toàn bộ Việt Nam vào năm 1884.
Hai là chính sách “bế quan, tỏa cảng”
Trong khi các nước phương Tây phát triển như vũ bão thì các quốc gia