Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 45)

- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục được ổn định, kinh tế từng bước

2. Doanh số thu nợ 264 194 3,1 152

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

* Từ phía khách hàng

- Vẫn còn trình trạng các doanh nghiệp gian lận, làm giả các bảng báo cáo

chính gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Thậm chí, hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng cũng chỉ mang tính hình thức, không kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Điều này sẽ làm rủi ro tín dụng đối với ngân hàng tăng rất cao.

- Một số khách hàng đưa ra các phương án kinh doanh không trung thực. Cụ thể những khách hàng này cố tình làm sai lệch các con số, để nhằm mục đích tiếp cận nguồn vốn vay bằng mọi cách có thể. Nếu CBTD không nắm bắt được tình hình hoặc không có khả năng nghiệp vụ vững chắc sẽ rất dễ mắc sai lầm khi cho khách hàng vay vốn.

- Trong quá trình sử dụng khoản vay, do tình hình kinh tế biến động, khách hàng không kịp đưa ra các biện pháp làm chủ tình hình. Dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, không có vốn để trả nợ cho ngân hàng. Nguyên nhân này trực tiếp hình thành nên các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Ngân hàng cần quan tâm, tư vấn thường xuyên cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn.

* Môi trường kinh tế, xã hội

Do tình hình kinh tế xã hội trong nước và tình hình kinh tế xã hội trên thế giới luôn có những biến động khó lường nên hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chịu tác động không nhỏ. Cụ thể hiện nay, trong nước đang phải

đối phó với tình trạng lạm phát, giá xăng, giá điện và các sản phẩm dịch vụ liên tục tăng. Đối với nền kinh tế thế giới, thời gian qua đang chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính, giá dầu mỏ, giá vàng luôn thay đổi không ngừng.

Năm 2010 là một năm có những quy định mới về hoạt động cho vay vốn, khi chính phủ liên tục đưa ra những quy định pháp lý sẽ được áp dụng trong năm 2011, mà điểm nhấn là Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Điều này đã khiến hoạt động tín dụng của ngân hàng có xu hướng lâm vào tình trạng khó khăn. Có những thời điểm ngân hàng đứng trên bờ vực mất khả năng thanh khoản do tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh hơn tốc độ huy động vốn.

Sự cạnh tranh khốc liệt của các chi nhánh khác cũng như các ngân hàng cố phần, ngân hàng nước ngoài trên thị trường cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình cho vay vốn của ngân hàng. Nhưng đứng trước những thay đổi, sự cạnh tranh như vậy cũng là tiền đề để ngân hàng nâng cao chất lượng của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.

Ngoài ra, pháp luật vẫn chưa thật sự nghiêm minh trong việc xứ lý các doanh nghiệp làm sai quy định quy trình tín dụng. Chính điều này đã khiến hoạt động tín dụng của ngân hàng trở nên rối loạn, tạo ra các khe hở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lách luật. Dẫn đến môi trường pháp lý của nhà nước bị ảnh hưởng, cũng như môi trường tín dụng của ngân hàng.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhưng với sự cố gắng và quyết tâm, trong những năm qua Agribank Bắc Hà Nội vẫn hoạt động hiệu quả và thu về nguồn lợi nhuận không nhỏ. Dù tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn tồn tại nhưng ngân hàng đã và đang phấn đấu hoàn thành quá trình thu nợ, đưa hoạt động tín dụng ngày một phát triển mạnh mẽ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w