- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục được ổn định, kinh tế từng bước
2. Doanh số thu nợ 264 194 3,1 152
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ vai trò cân bằng nguồn vốn, điều tiết thị trường tiền tệ, góp phần ổn định nền kinh tế. Vì vậy nên vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất quan trọng. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các biện pháp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra nên sát với diễn biến thực tế:
- Quan tâm thường xuyên đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường việc giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, quản lý nguồn nhân lực. Xem xét, bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ về công nghệ thông tin. Ngoài ra, cần có them những chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên khích lệ tinh thần làm việc
- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt quan trọng với hệ thống thông tin ứng dụng ngân hàng, như: thanh toán trực tiếp bằng thẻ tự động, các dịch vụ thanh toán qua thẻ, thiết lập các máy ATM,… Giúp các ngân hàng có thể quản lý, điều hành các dự án, hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Đưa ra các biện pháp khuyến khích người dân hạn chế sử dụng tiền mặt, nâng cao hiệu quả tín dụng giữa người cho vay và người đi vay bằng việc thu hút lượng vốn nhàn rỗi còn tồn đọng trong một bộ phận dân cư. Từ đó cũng thúc đẩy các hoạt động thanh toán qua thẻ, qua hệ thống máy tính tự động,…
- NHNN cũng cần quan tâm về việc điều chỉnh lãi suất, tỷ giá linh hoạt, hiệu quả. Từ đó giữ ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống Ngân hàng, đáp ứng được nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế trong quá trình mở cửa.
- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát. Nghiêm túc xử lý nhưng ngân hàng, chi nhánh thực hiện sai quy định mà NHNN đưa ra. Bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ đối với các ngân hàng xét duyệt, phân cấp tín dụng, phân chia rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức cụ thể.
- Quy định cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng rủi ro. Thường xuyên theo dõi, điều chỉnh các yếu tố này để bảo đảm sự cân bằng về nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.
- Phân tích, thiết lập các tiêu chí minh bạch, hợp lý về việc cấp tín dụng. Không chỉ liên quan tới cấp tín dụng lần đầu mà còn cả gia hạn nợ, nhằm đảm bảo mọi khoản tín dụng đều được giám sát quản lý chặt chẽ.