thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi
Khi công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế, Nghị quyết của Quốc hội cần quy định cụ thể về hệ quả pháp lý sẽ phát sinh của việc nuôi con nuôi đó tương ứng mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể.
Về nguyên tắc, việc lựa chọn theo hình thức nuôi con trọn vẹn hay không trọn vẹn thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc được pháp luật công nhận. Chỉ có như vậy quyền thừa kế giữa những người con nuôi này mới đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay có nhiều khó khăn trong xung đột phát luật dẫn đến quyền thừa kế của con nuôi không rõ ràng.
Giải pháp cụ thể cho trường hợp trên là giải quyết những xung đột pháp luật này, tuyên truyền phổ biến ý thức pháp luật cho người dân, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác trên, hệ thống bảo vệ của các cơ quan tư pháp nắm và hiển rõ về luật, có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động trên.
Thứ nhất, giải quyết những xung đột pháp luật: Theo Luật ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật nước ta thì khi cùng điều chỉnh một vấn đề mà xuất hiện sự xung đột pháp luật thì áp dụng văn bản pháp lý có giá trị cao. Khi hai văn bản pháp lý ngang bằng về giá trị thì áp dụng văn bản ban hành sau. Do đó,
luật dân sự 2005, không áp dụng hướng dẫn trong Luật con nuôi. Tuy nhiên, việc này xảy ra rất nhiều khó khăn cho người áp dụng, nhất là quyền thừa kế của con nuôi (đã được phân tích ở trên). Do đó, cần có cơ chế hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định chung, cùng một hướng. Có thể sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2005 theo hướng, cho phép con nuôi được hưởng thừa kế thế vị, cho phép con nuôi được hưởng quyền thừa kế như con ruột. Điều này phần nào thể hiện truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ của dân tộc ta, mặt khác cũng phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, có biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác đăng ký việc nuôi con nuôi, hướng dẫn, phổ biến người được nhận làm con nuôi, gia đình cha mẹ nuôi nắm các quy định của pháp luật, để không khỏi khó khăn, ngỡ ngàng. Có kế hoạch đòa tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho lực lượng này. Đảm bảo chuyên nghiệp, tinh thông, đúng pháp luật. Ngoài ra cũng cần lưu tâm đến lực lượng cơ quan bảo vệ tư pháp, để khi có xung đột xảy ra, nhất là xung đột về quyền thừa kế của con nuôi trong gia đình cũng như các thành viên trong gia đình nhận nuôi. Đảm bảo xử lý hài hòa, đúng luật, đúng tình người. Không ngừng nâng cao chất lượng, đẩy nhanh học hỏi và có kế hoạch thường xuyên tập huấn, hội thảo, nâng cao kinh nghiệm cho lực lượng cán bộ.
Thứ ba, Tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức, muốn vậy pháp luật phải sửa đổi đồng bộ, để người dân nắm và hiểu các quy định của nhà nước. Người con nuôi và gia đình nuôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ tư, có kế hoạch bổ sung kinh phí thực hiện các công việc trên và tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi, áp dụng các thông lệ quốc tế phù hợp, tránh tình trạng nhận con nuôi ngoài nước mà con nuôi mất quyền lợi./.