Qui định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuô

Một phần của tài liệu Luận văn quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi (Trang 28 - 34)

thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi

(Chi tiết qui định trong BLDS 2005 – Điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật)

Nhà nước ta là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng pháp luật, đề cao quyền con người, tôn tọng ý chí nguyện vọng của cá nhân, đặc biệt là quyền được thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế của các cá nhân. Điều 631 và 632 BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy, mọi cá nhân không phân biệt già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo, thành phần dân tộc…nếu có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì điều có quyền để lại di chúc, để lại tài sản và giao cho người thừa kế. Tuy nhiên trong trường hợp, người chết chưa hoặc không để lại di chúc để phân chia thừa kế cho khối tài sản của mình thì pháp luật quy định việc chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Định nghĩa trên nêu rõ để được thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế, điều kiện thừa kế và trình tự thừa kế phải được tiến hành tuần tự theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc chung để được thừa kế bắt buộc người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã được sinh ra và bắt buộc đứa bé được sinh ra đó phải còn sống sau thời điểm mở thừa kế, đứa bé này đã thành thai trước khi người chết để lại di sản chết. Với quy định trên, pháp luật thể hiện tính công bằng và dự đoán, điều này cũng nói lên sự hợp tình hợp lý và là điểm mới của pháp luật nước ta, đảm bảo các đối tượng có quyền hưởng di sản thừa kế được phép hưởng. Thật vậy, nếu pháp luật cứng ngắt, chỉ quy định những người thừa kế phải còn sống, hiện hữu và bào thai không được phép thừa kế thì không thật sự phù hợp, cũng không đảm được tính khoa học bảo quát của một văn bản pháp luật.

Điều 641 quy định rõ ràng việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị. Ở đây pháp luật thể hiện rõ quan điểm người thừa kế

“phải còn sống”, đây là điều cần thiết vì một người đã chết trước hoặc cùng lúc

với người để lại di sản thì làm sao nhân di dản được nữa thế nên phần di sản mà người thừa kế đã chết được nhận sẽ được trao lại cho người thừa kế của người được thừa kế.

Như vậy thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay theo pháp luật (riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện theo hai căn cứ: căn cứ theo ý chí, nguyện vọng của người chết thì được gọi là thừa kế theo di chúc và căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa kế theo pháp luật.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế: Theo điều 632 BLDS-2005: "Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Theo điều luật này thì mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản theo di chúc tức là bất kì cá nhân nào dũng được phép nhận tài sản theo ý chí của người chết. Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là tất cá những người thừa kế theo qui định của pháp luật đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau.

- Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế: Điều 635-BLDS 2005 đã qui định "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế..." với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di sản đương nhiên phải là người còn sống.Việc dịch chuyển di sản từ người chết này sang người chết khác là không thực hiện được.Tiếp đó là việc người còn sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế. Có thể người thừa kế đã chết nhưng khi mở thừa kế thì ông ta còn sống hoặc đã chết hay mất tích nhưng chưa bị tuyên bố là đã chết hoặc ngày tuyên bố nguời đó chết là sau ngày mở thừa kế,

khi đó ông ta việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện và nó sẽ được tính vào tài sản của người đó.

Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là đã mất tích hoặc chết nhưng sau đó người đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết. - Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: Quyền luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Do đó những người thừa kế có quyền thừa hưởng di sản để lại từ người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di sản họ được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy theo ý chí của người chết. Đồng thời họ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo điều 637-BLDS 2005, nghĩa vụ tài sản họ phải thực hiện sẽ tùy theo phần mà họ được hưởng. Nếu người thừa kế khước từ hoặc không được nhận phần di sản để lại của người chết thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết.3

Đối với thừa kế theo di chúc, pháp luật quy định những trường hợp được thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Như vậy, về phía con nuôi (con nuôi được hưởng di sản từ chết) cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, người con nuôi chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi và chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, đương nhiên người con nuôi này phải nằm trong diện xứng đáng được hưởng di sản nghĩa là không bị pháp luật truất khỏi quyền hưởng di sản của mình.

Pháp luật cũng quy định đối với những di sản được phép chia theo pháp luật, để đảm bảo hợp lý, văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt, hạn chế những tranh chấp không đáng có xảy ra. Phần di sản này là phần di sản không được định đoạt trong di chúc hoặc phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật hoặc Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, họ từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc họ chết cùng thời điểm với người lập di chúc; phần di sản

liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Thứ tự thừa kế: Điều 676 quy định 03 hàng thừa kế nằm trong diện thừa kế

gồm: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba

gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quy định tại Điều 676 BLDS thể hiện con nuôi nằm trong hàng thừa kế và thuộc hàng thừa kế thứ nhất; con nuôi được nhận phần thừa kế bằng với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ của người chết, đây là những đối tượng có mối quan hệ thân thiết hàng ngày với người chết, bao gồm con nuôi trong đó. Rõ ràng luật đã thể hiện vai trò của người con nuôi trong quan hệ với qua đình người nhận nuôi (cha, mẹ nuôi) thông qua pháp luật về thừa kế, vai trò của người con nuôi, quyền của người con nuôi trong gia đình cha, mẹ nuôi hoàn toàn ngang hàng với những đối tượng khác. Để khẳng định cho điều này một cách chính xác, rõ ràng tại điều 678 BLDS quy định “con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”.

Một trường hợp đặc biệt được Luật quy định là thừa kế thế vị, nghĩa là khi người con chết trước thời điểm người ông, bà để lại di sản thì người cháu sẽ thay mặt cha mẹ mình nhận phần di sản thừa kế mà cha, mẹ mình được nhận, nếu cháu cũng không còn thì chắc được nhận thay: “trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Hai vấn đề lớn đặt ra ở đây là không có sự trao đổi qua lại giữa giữa những người con nuôi, cháu nuôi với gia đình, người thân của người nhận nuôi,

người con nuôi, cháu nuôi không được nằm trong hàng thừa kế thứ hai và thứ ba và người con nuôi, cháu nuôi không được nhận phần thừa kế thế vị này.

Có rất nhiều lý luận về vấn đề trên cho rằng con nuôi chỉ có quan hệ với người nhận nuôi chứ không có quan hệ pháp lý về mặt gia đình với người trong gia đình của người nhận nuôi. Tuy vậy vẫn cho con nuôi được nhận thừa kế thế vị thay cha hoặc mẹ mình. Ví dụ: Nếu người con nuôi thì người con nuôi này không có quan hệ là cháu nuôi với cha của người nhận nuôi. Như vậy, nếu như người nhận nuôi chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì người con nuôi của người chết cùng thời điểm này được nhận di sản mà nếu người này còn sống được hưởng.

Để lý giả rõ hơn ta có 3 lý do sau: thứ nhất pháp luật Việt Nam luôn thể hiện cái gọi là "công bằng", xã hội chủ nghĩa, vậy thì con ruột và con nuôi phải được pháp luật bảo vệ như nhau. Phải được tôn trong, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau không phân biệt giữa mối quan hệ giữa con ruột, con nuôi, cháu "ruột", cháu nuôi" nên không cần có sự phân biệt rõ ràng tron luật, để khỏi có sự phân biệt, ganh ghét. Thứ hai quy định như vậy thì khi có vụ kiện giữa con ruột và con nuôi, pháp luật có thể vận dụng để giải thích cho hợp tình hợp lý. Thứ 3, có lẽ ở Văn hóa Việt Nam, tôn trọng tình cảm, đạo đức truyền thống nên khi nhận làm con nuôi thì gia đình, ông bà cũng gần như thương yêu và xem như con ruột nên không có sự phân biệt con ruột, con nuôi. Thứ 4, đã là con nuôi sẽ chịu áp lực là mình sẽ bị thiệt thòi, nên muốn bù đắp hoặc hạn chế nhắc đến để tránh bị phân biệt nên pháp luật muốn tránh đi sự phân biệt này vì khi được nhận làm con nuôi thì đa phần hoàn cảnh người đó đã có gì đó khó khăn, mà người nhận người đó làm con nuôi chắc do thương nên nhận nên cũng muốn chiều lòng người đã mất: cho con nuôi của người đó được hưởng di sản thừa kế và cũng muốn để cho người con nuôi đó cảm thấy mình không bị xa lánh và lẻ loi.

Nói tóm lại, có sự không rõ ràng trong luật, đòi hỏi các cơ quan làm luật và giải thích pháp luật cần vào cuộc để làm rõ hơn, tạo sự dễ dàng cho các cơ quan vận dụng pháp luật cũng như sự rõ ràng trong văn bản quy phạm, đảm bảo đúng ý chí của người để lại di sản.

Một vài trường hợp đặc biệt được quy định trong luật: Điều 685 Phân chia di sản theo pháp luật: “1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra,

hưởng; 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

Một phần của tài liệu Luận văn quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi (Trang 28 - 34)