Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Luận văn quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi (Trang 39 - 41)

Theo quy định của bộ luật dân sự 2005 và Luật nuôi con nuôi thì con nuôi được xem như con ruột, đối với người để lại di chúc là cha hoặc mẹ của con thì pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di chúc (người con nuôi phải chứng minh được quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi bằng việc xuất trình giấy chứng nhận nuôi con nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã trao).

có được nhận thừa kế theo di chúc trong trường hợp những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được nhận di sản đó là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 BLDS 2005 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của BLDS 2005.

Luật quy định rất cụ thể những đối tượng vẫn được hưởng thừa kế di sản mặc dù không được nói trong di chúc, tuy nhiên đối tượng là con thì luật không nói rõ con ruột hay con nuôi. Lại một lần nữa, luật quy định chung chung, thiếu cụ thể gây khó khăn cho đối tượng áp dụng và vận dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi (Trang 39 - 41)