0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thực tiễn áp dụng và những quy định pháp luật về quyền thừa kế giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI (Trang 41 -42 )

con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi

Pháp luật nước ta quy định rất rõ về việc nhận con nuôi. Con nuôi có những quyền và nghĩa vụ với gia đình cha mẹ nuôi như con ruột và các quyền này được pháp luật bảo vệ, đảm bảo bàn các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này, nhất là quy định về thừa kế giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi lại có rất nhiều vấn đề phát sinh.

Trường hợp nuôi con nuôi theo phong tục tập quán là việc nhận trẻ em mồ côi,

không nơi nương tựa làm con nuôi là một việc làm thiện, nhân đạo, là một phong tục tốt đẹp, thể hiện đạo lý của dân tộc và được xã hội ủng hộ. Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình, nuôi con nuôi để lấy phúc, Nuôi con nuôi trên danh nghĩa: đây là những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống. Nuôi con nuôi trên danh nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm, nhưng không gắn `với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, không nhằm mục đích hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế. Các bên có thể đối xử với nhau, gọi nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế. Hai bên thường không sống chung với nhau. Việc nuôi con nuôi này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, mà chỉ tuỳ thuộc vào tình cảm, sự tự nguyện của các bên, phù hợp với cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Việc nuôi con nuôi này thường được thực hiện dưới hình thức thoả thuận bằng lời giữa các bên chủ thể. Quan hệ cha mẹ và con trong hình thức này thường chỉ tồn tại trên danh nghĩa, có ý nghĩa đối với hai bên chủ thể, mà không có ý nghĩa nhiều lắm đối với những người khác trong gia đình của hai bên, những người xung quanh và xã hội. Hình thức nuôi con nuôi trên danh nghĩa thể hiện nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc nuôi con nuôi trên danh nghĩa còn thể hiện sự chăm sóc, quan tâm của cộng đồng đối với những người nghèo khổ, già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Điều đó ít nhiều tạo điều kiện giúp đỡ họ bớt khó khăn, tạo niềm tin cho họ trong cuộc sống. Việc nhận nuôi con nuôi này chủ yếu hướng tới những giá trị đạo đức, tinh thần, nhưng không có giá trị pháp lý nên các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con nuôi hoàn toàn không xuất hiện. Càng không xuất hiện quyền

thừa kế của người con nuôi đối với các thành viên trong gia đình, bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, con nuôi không có quan hệ máu mủ, ruột thịt với gia đình cha mẹ nuôi, trừ “một tờ giấy” của cơ quan có thẩm quyên thì con nuôi xét cho cùng hoàn toàn không có lý do gì là thành viên của gia đình cha mẹ nuôi cả. Có thể người cha, mẹ nuôi thật sự yêu thương và xem người con nuôi là thành viên của gia đình. Tuy nhiên các thành viên còn lại thì sao? Càng không lý do gì họ phải chấp nhận chia tài sải, chia thừa kế cho người hoàn toàn xã lạ, không có chút quan hệ huyết thống nào hết.

Thứ hai, một số quy định của pháp luật về con nuôi còn nhiều xung đột mâu thuẩn, như đã phân tích ở trên sẽ gây khó khăn cho Người áp dụng pháp luật, nhất là những cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác đình quyền thừa kế của người con nuôi, quyền thừa kế của con nuôi với các thành viên trong gia đình người nuôi...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI (Trang 41 -42 )

×