4. Nội dung nghiên cứu
3.3.3. Hệ thống giải pháp của đề tài
Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở xã Dương Liễu đang thực sự cấp bách, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân địa phương. Muốn khắc phục tình trạng này cần phải đồng thời kết hợp các giải pháp về quản lý, kĩ thuật và giáo dục, tuyên truyền thì mới cho hiệu quả cao và ít tốn kém.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
30
a. Giải pháp về quản lý
+ Ủy ban nhân dân xã cần đứng ra tổ chức, đôn đốc việc quy tụ nước thải tại làng nghề về khu vực bể chứa chung của xã sau đó tiến hành xử lý đồng bộ.
+ Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh ít nhất mỗi tháng một lần để vừa tiết kiệm được chi phí xử lý ô nhiễm môt trường vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường của địa phương.
+ Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường: Gắn sản xuất làng nghề với hoạt động du lịch để người dân trong vùng hoặc các nơi khác có thể thăm quan cơ sở sản xuất; các hộ gia đình quy hoạch lại không gian sản xuất của mình nhằm mục đích sử dụng hợp lý không gian và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sống.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế đối với các cơ sở thực hiện tốt và có đầu tư cải thiện môi trường, hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường.
+ Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã. Đây là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực. Hương ước được lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Trong hương ước có nêu lên những điều cấm kỵ và những điều phải thực hiện.
b. Giải pháp về kỹ thuật
+ Thay đổi thói quen sản xuất
Quá trình sản xuất miến có công đoạn sử dụng thuốc tím, axit HCl và một số hóa chất để tẩy trắng miến. Những chất đó đều là chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính người trực tiếp sản xuất và người sử dụng.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
31
Như vậy, trong quá trình sản xuất thủ công không nên sử dụng hóa chất để tẩy trắng vì người dân hiện nay cũng đã dần quen với việc sử dụng miến không tẩy trắng. Như thế mới bảo vệ được chính sức khỏe của người dân địa phương và việc sản xuất vẫn được diễn ra bình thường.
+ Xây dựng hệ thống bể lọc lớn tại cơ sở sản xuất để chứa nước thải nhằm làm lắng một phần tinh bột trước khi thải ra ngoài môi trường đồng thời có thể tận dụng lượng tinh bột thừa làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng tiếp trong công đoạn sản xuất.
+ Thiết kế, sử dụng hệ thống lưới lọc siêu nhỏ dùng để lọc lượng bột dư trước khi thải ra ngoài môi trường nước, tiếp tục sử dụng lượng bột đó để lên men vi sinh, sử dụng trong chăn nuôi…
+ Tiếp tục mua hoặc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đem lại năng suất cao, ít ô nhiễm.
+ Hiện tại người dân mới chỉ tận dụng bã sắn để làm thức ăn cho gia súc, còn bã dong riềng (với số lượng gấp nhiều lần bã sắn) chưa được tận dụng. Theo chúng tôi lượng bã thải này thành phần chủ yếu là xellulo và nước nên xử lý khô bằng cách cho vào bao tải lớn ép khô nước rồi chuyển sang làm phân vi sinh, trộn với rơm dùng làm nguyên liệu để làm nấm hoặc phơi khô dùng làm chất đốt.
+ Sử dụng nhóm vi sinh vật hữu hiệu để xử lý nước thải, bã thải của làng nghề. Vi sinh vật hữu hiệu viết tắt EM (Effective microoganisms) là chế phẩm do GS.TS Teruo Higa trường đại học tổng hợp Ryukyus, Okinawa Nhật Bản ứng dụng và sáng tạo thực tiễn đầu năm 1980. Chế phẩm có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm vi khuẩn quang hợp, lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn... được chọn từ hơn 2000 loài, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2, NH3...) nên
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
32
khi cho EM vào rác thải, nước thải, cống rãnh, toilet, chuồng trại chăn nuôi sẽ khử mùi hôi nhanh chóng; số lượng ruồi, muỗi, ve, côn trùng giảm.
Cách sử dụng chế phẩm EM xử lý nước thải: Tất cả các loại nước thải bổ sung ngay EM từ giai đoạn đầu của quy trình xử lý bằng công nghệ vi sinh, làm thúc đẩy và tăng cường hiệu lực xử lý ở cả dạng kỵ khí và hiếu khí. Hiệu quả tốt khi sử dụng EM để xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ cao. Phương pháp đơn giản nhất để hạn chế mùi hôi của nước thải là cho EM thứ cấp vào bể gom nước thải đầu tiên với tỉ lệ 1/1000.
c. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền
Giáo dục môi trường giúp cho người dân nhận thức được môi trường cần được bảo vệ trước hết là vì lợi ích của chính họ, là tài sản chung cần được bảo vệ, giữ gìn. Cụ thể cần:
- Đưa chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào chương trình dạy học từ tiểu học đến trung học phổ thông với các mức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để từ các em nhỏ đã có ý thức và biết cách duy trì nghề gia truyền mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của mình và gia đình.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho nhân dân trong toàn xã.
- Tổ chức tuyên truyền về tác động tiêu cực của vấn đề ô nhiễm môi trường lên sức khỏe người dân, ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường làng nghề từ đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương về bảo vệ môi trường.
- Thiết kế, in ấn, phát tờ rơi các hình ảnh về ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm đối với sức khỏe người dân và đưa ra các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng việc sản xuất thủ công, hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Dương Liễu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Thực trạng sản xuất các nghề thủ công ở xã Dương Liễu ngày một tăng, hoạt động sản xuất thủ công miến và tinh bột sắn, dong riềng hiện đã và đang làm môi trường nước của xã Dương Liễu ô nhiễm nghiêm trọng.
- Lượng nước thải trong quá trình sản xuất thủ công miến, tinh bột sắn, dong riềng lớn và hiện đang chưa có biện pháp xử lý triệt để dẫn đến ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân địa phương.
- Đề tài đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa dễ thực hiện vừa ít tốn kém, đó là chính quyền địa phương phải có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp về quản lý, về kĩ thuật với giáo dục tuyên truyền thì mới khắc phục nhanh chóng ô nhiễm môi trường ở xã Dương Liễu.
Kiến nghị
Hệ thống giải pháp của đề tài cần được chính quyền xã Dương Liễu tham khảo và áp dụng, khắc phục sớm tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã Dương Liễu nhằm bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và các giải pháp cải thiện môi trường, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc 2005, Bộ tài nguyên và môi trường.
2. Lê Thị Việt Hà, Lê Văn Tri, Ngô Tự Thành (2003), Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà Tây) bằng biện pháp sinh học, phần II. So sánh hai loại bùn dùng cho xử lý hiếu khí, Hội nghị Khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2003, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: tr 231 – 233.
3. Lê Thị Việt Hà, Lê Văn Tri, Ngô Tự Thành (2004), Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà Tây) bằng biện pháp sinh học, phần III. Xử lí hiếu khí bằng bùn hoạt tính, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 42, số 4: tr 13 – 19.
4. Lê Vân Trình (2005), Một số vấn đề về môi trường và sức khỏe trong các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở Việt Nam hiện nay, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc 2005, Bộ tài nguyên và môi trường.
5. Ngô Tự Thành, Lê Văn Tri, Lê Thị Việt Hà (2002), Đánh giá hiện trạng bã thải và nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà Tây), Hội thảo Bảo vệ môi trường và Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, Nhà xuất bản Nông Nghiệp: tr 716 – 722.
6. Ngô Tự Thành, Lê Văn Tri, Lê Thị Việt Hà (2003), Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu (tỉnh Hà Tây) bằng biện pháp sinh học, phần I. Xử lý kị khí, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr 739 – 741.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
35
7. Trạm y tế xã Dương Liễu (2009), Bảng thống kê số liệu dân số xã năm 2008-2009.
8. Trần Thị Thu Hằng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) và chất cao Canxi (HI – Ca2+) trên giống chè Phúc vân tiên tại Phú Hộ - Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
9. Ủy ban nhân dân xã Dương Liễu (2009), Báo cáo về hoạt động sản xuất của xã năm 2008-2009. 10.ahttp://www.vhdn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=7 467:Kinh-hong-lng--nhim-nht-H-Ni&catid=62:phong-s-ky-s 11.http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1422&Style=1&ChiTiet=11309 12.http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/12855/lang_nghe_duong_lieu_o_nhiem_na ng 13.http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/O-nhiem-moi-truong-lang-nghe-co-xu- huong-tang/35007 14.http://tamnhin.net/Canhbao/2290/O-nhiem-moi-truong-lang-nghe-van-o- muc-cao.html
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
36
PHỤ LỤC
Ảnh 1. Nước thải ở mương Đội 3 - xã Dương Liễu (ngày 31/07/2009)
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
37
Ảnh 3. Bã sắn thải ở Đội 9 - xã Dương Liễu (ngày 31/07/2009)
Ảnh 4. Bã thải dong riềng ở mương Trôi - xã Dương Liễu (ngày 31/07/2009)
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
38
Ảnh 5. Bã thải dong riềng ở mương Trôi - xã Dương Liễu (ngày 20/09/2009)
Ảnh 6. Bã sắn thải ở Đội 9 - xã Dương Liễu (ngày 20/09/2009)
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
39
Ảnh 7. Nước thải ở mương Đội 3 - xã Dương Liễu (ngày 23/10/2009)
Ảnh 8. Bã thải ở mương Trôi - xã Dương Liễu (ngày 23/10/2009)