Hiện trạn gô nhiễm môi trường nước do sản xuất miến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã dương liễu huyện hoài đức, thành phố hà nội do sản xuất thủ công miến, tinh bột sắn, dong riềng và giải pháp khắc phục (Trang 31)

4. Nội dung nghiên cứu

3.2.3. Hiện trạn gô nhiễm môi trường nước do sản xuất miến

sắn, dong riềng

Từ quy trình chế biến nêu ở hình 1 và hình 2 thấy rõ sản phẩm thải của quá trình sản xuất miến và tinh bột chủ yếu là nước thải và bã thải (gồm nước, bã sắn và tinh bột dư thừa).

Trong quá trình sản xuất miến, nước thải được tạo ra chủ yếu từ công đoạn lọc, pha loãng và tẩy trắng bột. Khi pha loãng lần 1 sản phẩm thải chỉ là nước có chứa một phần tinh bột theo dòng nước ra ngoài. Nhưng trong lần tẩy trắng và pha loãng lần 2 thành phần nước thải còn có thêm các chất tẩy rửa được sử dụng trong quá trình tẩy trắng cụ thể đó là thuốc tím KMnO4 formula, thuốc trắng Na2S2O3, NaHSO3 và axit HCl để tẩy trắng miến. Các chất thải này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ở xã Dương Liễu, là mối đe dọa tiềm tàng đến sức khỏe của người dân trong vùng.

Quá trình sản xuất tinh bột ngoài nước thải còn có lượng bã thải lớn. Thành phần bã thải gồm nước và chất thải rắn được phát sinh trong quá trình rửa củ, lọc, lắng lần 1 và lắng lần 2 của quá trình sản xuất. Trong công đoạn rửa củ, nước thải chứa nhiều cát, bụi, đất và lớp vỏ ngoài của củ…Tất cả

Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh

25

những thành phần đó làm hàm lượng chất lơ lửng cao trong nước thải điều đó được thể hiện trong bảng 3.4 và 3.5 [5].

Bảng 3.4. Các thông số của nước thải sản xuất tinh bột từ củ sắn tươi

Các thông số Đơn vị Công đoạn rửa củ Công đoạn lọc pH 6,1 4,3

Nhu cầu oxi hóa học (COD) mg/l 2650 5490 Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) mg/l 2120 4392 Chất rắn huyền phù (SS) mg/l 1980 1220 Chất rắn tổng số mg/l 2760 1550

(Ngô Tự Thành và cộng sự, 2002)

Bảng 3.5. Các thông số của nước thải sản xuất tinh bột từ củ dong riềng

Các thông số Đơn vị Công đoạn rửa củ

Công đoạn lọc

pH 6,5 4,5

Nhu cầu oxi hóa học (COD) mg/l 4050 6000 Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) mg/l 2700 4700 Chất rắn huyền phù (SS) mg/l 1860 1730 Chất rắn tổng số mg/l 3700 2140

(Ngô Tự Thành và cộng sự, 2002)

Kết quả trên cho thấy các giá trị về BOD, COD, chất rắn huyền phù, chất rắn tổng số của nước thải ở làng nghề Dương Liễu đều vượt quá mức cho phép gấp nhiều lần của tiêu chuẩn Việt Nam (BOD5 = 50mg/l, COD = 100mg/l, SS = 100mg/l). pH nước ở giai đoạn lọc cũng bị chua hơn so với công đoạn rửa củ, do thời gian lọc, lắng kéo dài vi sinh vật có điều kiện hoạt động sinh ra axit.

Tóm lại, nước thải của quá trình sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong riềng sinh ra từ công đoạn rửa củ và lọc bột chứa nhiều cát, bụi, đất, lớp vỏ

Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh

26

ngoài của củ do đó hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ cao. Nước thải của quá trình sản xuất miến ngoài hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ còn có thành phần của dung dịch KMnO4, Na2S2O3, NaHSO3, axit HCl khiến cho nước thải trở nên ô nhiễm nghiêm trọng về hóa chất. Bởi vì: KMnO4 là chất oxy hóa mạnh. Khi thải chất này ra ngoài môi trường nước sẽ tạo thành các gốc tự do. Các gốc tự do này luôn có xu hướng kết hợp với các ion khác. Nếu người dân sử dụng nước có thành phần thuốc tím, các gốc tự do sẽ vào cơ thể bám vào màng tế bào, màng nhân, AND… gây lão hóa tế bào. Quá trình lão hóa cơ thể sẽ được đẩy nhanh làm giảm tuổi thọ. Hơn nữa, HCl là axit bay hơi mạnh, nếu người sản xuất sử dụng axit này để tẩy trắng miến sẽ bị ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp của chính họ do các phân tử axit tác dụng vào niêm mạc mũi, phá hủy niêm mạc mũi, gây nên các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, ung thư phổi, ung thư cuống phổi… Nếu ăn miến có tẩy trắng còn dính axit HCl hoặc dùng nước thải từ quá trình sản xuất miến có lẫn HCl sẽ dẫn đến hỏng các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng…

Chỉ cần dựa vào cảm quan và các giác quan mà không cần đến những mẫu xét nghiệm phức tạp cũng có thể nhận thấy tình trạng ô nhiễm nặng môi trường nước ở xã Dương Liễu. Vào làng nghề này, chúng ta có thể bắt gặp ngay cảnh nước ở cống rãnh tràn lan, nước thải tại các kênh mương có màu trắng đục đặc trưng của tinh bột thừa thải ra từ các hộ sản xuất tinh bột sắn, dong riềng. Nước thải ở đây bốc lên một mùi chua khé đặc trưng do quá trình vi sinh vật lên men tinh bột thành axit.

Tất cả nước thải của các quá trình sản xuất trên hầu hết đều không qua xử lý và được thải trực tiếp ra ngoài môi trường bằng hệ thống cống rãnh không có nắp che đậy, sau đó được tập trung đổ dồn về mương Trôi. Từ đây nước được chảy đi đến các nơi khác trong xã Dương Liễu.

Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh

27

Các loại bã thải (chủ yếu tạo ra trong quá trình sản xuất tinh bột sắn, dong riềng) được thu gom lại chất thành đống lên men bốc mùi hôi thối khó chịu gây ô nhiễm môi trường, đây cũng là nơi khu trú của nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh và nơi cư trú của các loài côn trùng có hại như muỗi, ruồi, gián... Đôi khi bã thải cũng được đóng vào các bao tải và được người dân địa phương hoặc ở các nơi khác đến thu mua làm thức ăn cho gia súc nhưng số lượng này không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 10% số bã thải.

Sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân ở Dương Liễu. Theo số liệu thống kê của trạm y tế xã, từ năm 2005 - 2009: 66% số phụ nữ mắc các bệnh ngoài da, huyết áp; gần 20% số người chết vì ung thư, đặc biệt năm 2008 là 25%. Năm 2008, số người chết trẻ dưới 70 tuổi do bệnh là 40% chủ yếu là các bệnh ung thư (ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng), hen, sỏi thận… Năm 2009, số người chết do tuổi già là 73%, số người trong độ tuổi lao động là 23,2% và dưới độ tuổi lao động là 3,8% [7].

Như vậy có thể thấy rằng môi trường ở làng nghề xã Dương Liễu huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã và đang ở mức báo động về ô nhiễm môi trường. Hoạt động sản xuất thủ công hàng năm đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng gây nên những tác động vô cùng bất lợi đến môi trường sống ảnh hưởng đến chính sức khỏe của người dân địa phương. Vấn đề này không phải chỉ là của riêng xã Dương Liễu mà đây là vấn đề thành phố Hà Nội cũng phải tìm giải pháp hợp lý để khắc phục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã dương liễu huyện hoài đức, thành phố hà nội do sản xuất thủ công miến, tinh bột sắn, dong riềng và giải pháp khắc phục (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)