4. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Giải pháp của chính quyền địa phương
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Dương Liễu năm 2008, lượng bã thải trong mùa vụ sản xuất của toàn xã là khoảng 200 tấn/ ngày [9]. Ủy ban nhân dân xã đã cho thực hiện nhiều biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Năm 2008, UBND xã đã ký hợp đồng vệ sinh môi trường với tổ vệ sinh môi trường do ông Phí Công Chiến làm tổ trưởng với nhiệm vụ:
+ Nạo vét, khơi thông toàn bộ hệ thống cống rãnh trong toàn xã. + Thu gom rác thải, bã thải chuyên chở và đổ đúng nơi quy định. + Quản lý đảm bảo vệ sinh khu bãi rác.
- Kết quả:
+ Tổ đã xây dựng được lịch và thường xuyên tổ chức thu dọn rác thải trên địa bàn xã.
+ Nạo vét được một số tuyến rãnh chính trong xã.
+ Khơi thông một số điểm nút không để úng ngập cục bộ trên địa bàn. + Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thu dọn vệ sinh môi trường tương đối tốt.
- Tồn tại : Do ngành nghề ngày càng phát triển nên lượng bã thải lớn, tổ vệ sinh môi trường làm việc chưa đúng trách nhiệm nên còn để một số cống rãnh chưa được khơi thông vẫn còn tình trạng ngập úng trên địa bàn xã.
Lê Thị Khiên Lớp K33C Sinh
29
- Mặt khác, tháng 6/2009: Hợp tác xã Dương Liễu đã ký hợp đồng với công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh nước Miền Bắc cùng đầu tư xây dựng sở hữu và kinh doanh nhà máy nước Dương Liễu với công suất 3000 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch theo Tiêu chuẩn Việt Nam cho các hộ gia đình, trường học, trạm y tế, các đơn vị hành chính, doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu và các vùng lân cận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội [9].
- Ủy ban nhân dân xã phát động nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường của xã vào dịp tết Nguyên đán.
- Chính quyền địa phương tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá việc thực hiện dọn vệ sinh của tổ vệ sinh môi trường.
Do lượng nước thải, bã thải quá lớn, tính khả thi của các giải pháp chưa cao, các giải pháp thực hiện chưa đồng bộ nên hệ thống cống rãnh trong xã vẫn thường xuyên tắc nghẽn do chứa đầy bã thải gây ngập lụt cho đường làng, ngõ xóm.