III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA
1. Chính Sách Thu Hút và quản lý vốn ODA của chính phủ Việt Nam:
1.2 Chính Sách Quản Lý ODA:
Trên thế giới đã có nhiều nước thành công trong việc sử dụng vốn ODA để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Thái Lan, Trung Quốc, In- đô-nê-xia, Philipin,…Một trong những nguyên nhân sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả là các nước này xây dựng được một hệ thống quản lý ODA phù hợp theo mô hình quản lý tập trung đi đôi với phân cấp trách nhiệm trên cơ sở khung thể chế pháp lý về ODA không ngừng hoàn thiện.
Tương tự như các nước tiếp nhận vốn ODA khác, để nâng cao hiệu quả viện trợ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành 4 Nghị định về quản lý ODA (Nghị định 20/CP (15/3/1994), Nghị định 87/CP (5/8/1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (4/5/2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP
(09/11/2006)). Các nghị định sau được hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của quan hệ hợp tác phát triển.
Cùng với nỗ lực hoàn hiện thể chế, công tác quản lý nhà nước về ODA đã không ngừng được cải tiến và đạt được nhiều tiến bộ. Nếu như trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận ODA, quản lý nhà nước theo mô hình tập trung nhiều ở cấp trung ương thì nay theo mô hình phân cấp mạnh mẽ để các Bộ, ngành và địa phương phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm từ khâu xây dựng dự án, thực hiện dự án, khai thác và vận hành các sảm phẩm đầu ra. Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA (Ban QLDA, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nước về ODA). Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể:
- Ban QLDA: Đơn vị giúp việc cho Chủ dự án trong việc quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA.
- Chủ dự án: Là đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc.
- Cơ quan chủ quản: Là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chương trình, dự án.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA: Gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.
Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy dù quản lý nhà nước theo mô hình tập trung hay phân cấp thì một nguyên tắc "vàng" là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA theo quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA: