Ví Dụ Thực Tiễn Về Sử Dụng Nguồn Vốn ODA Không Có Hiệu Quả:

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ việt nam đối với oda (Trang 26)

II. THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ ODA Ở VIỆT NAM:

2.3.Ví Dụ Thực Tiễn Về Sử Dụng Nguồn Vốn ODA Không Có Hiệu Quả:

2. Tình Hình Quản Lý, Sử Dụng ODA:

2.3.Ví Dụ Thực Tiễn Về Sử Dụng Nguồn Vốn ODA Không Có Hiệu Quả:

a. Cầu Cần Thơ và cái giá của ODA

Cầu cần thơ sập vì nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân ban đầu của sự cố đã được xác định là do đất chôn giàn giáo bị lún. sự ổn định của nền đất quá yếu và đà giáo quá cao gây nên sự mất ổn định. Chiều cao của hệ đà giáo cũng đồng thời tỉ lệ thuận với trọng lượng của nó. Một khi nền đất phù sa yếu đặc trưng (lại càng yếu hơn vào mùa mưa) của vùng ĐBSCL là rất yếu, không thể gánh nổi toàn bộ tải trọng đó thì lún là hiện tượng tất yếu phải xảy ra.

“ Để xây một công trình trọng điểm mang tính quốc gia, cần có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu”-Huỳnh Trương Trúc(Một chuyên gia về cầu người Việt hiện đang sống tại Đan Mạch nhận xét). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá tình đấu thầu cac dự án ODA.. Nếu để ý, người ta sẽ thấy cứ công trình nào dùng vốn ODA của nước nào thì công ty nước đó trúng thầu. Ngay đường 5 có rất nhiều đoạn, đoạn nào vốn Đài Loan thì công ty Đài trúng thầu, đoạn nào vốn Nhật thì công ty Nhật trúng thầu.Kỳ diệu thay! Vậy tính khách quan của cái gọi là "đấu thầu quốc tế" nằm ở đâu nhỉ? Có thật đấu thầu hay là một sự "trả giá" tầm

hỏng chỉ độ vài tháng sau khi nghiệm thu!) lại vẫn ngang nhiên trúng thầu nhiều công trình quan trọng khác

b. Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI

PCI (Pacific Consultants International, viết tắt là PCI, Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) Nhật Bản là vụ việc nổi đình đám trong năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số quan chức công ty PCI với Ban Quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là với ông Huỳnh Ngọc Sĩ [1], Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.

* Diễn biến:

Liên quan tới việc đấu thầu dự án Đại lộ Đông - Tây tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí Nhật đưa tin việc Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita và Tsuneo Sakano đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.

Các khoản tiền mà PCI trao cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ được các công tố viên tại Tòa án quận hạt Tokyo liệt kê là 650.000 đôla trao hồi tháng 1 năm 2002 và tháng 7 năm 2002; 860.000 đôla năm 2003; 540.000 đôla năm 2004; 160.000 đôla năm 2005 và 220.000 đôla năm 2006. Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu đôla nhưng chỉ xác lập vụ án hình sự 2 khoản, tổng cộng 820.000 đôla[2].

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, có 4 quan chức công ty PCI đã bị bắt và đến cuối tháng đã bị khởi tố là Masayoshi Taga (cựu chủ tịch PCI), Haruo Sakashita (cựu thành viên Hội đồng quản trị công ty PCI), Kunio Takasu (Cựu giám đốc điều hành), và Tsuneo Sakano (Cựu đại diện văn phòng Hà Nội của công ty PCI)[3]. Tòa án Quận hạt Tokyo đã buộc tội các bị cáo vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản, trong đó có điều nghiêm cấm hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài và trước tòa, các quan chức PCI đã nhận tội[4].

** Hậu quả:

Vụ việc đã khiến cho sự ủng hộ của công chúng Nhật Bản giảm sút nghiêm trọng. Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam khai mạc sáng 4 tháng 12 năm 2008, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cho biết các dự án ODA dự kiến trong nửa đầu năm tài khoá 2008 của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã bị tạm dừng lại[15]4/12/2008 - Nhật tuyên bố ngưng viện trợ ODA, đóng băng khoản 700 triệu đô la đã cấp cho năm 2008. Đồng thời

Nhật Bản cũng chưa thể công bố viện trợ mới cho tới khi Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng giữa hai nước xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại Việt Nam.

Sự cố ODA nói trên gây ảnh hưởng nặng nề tới nhiều dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam.

Kết Luận:

- 23/2/2009 - Nhật Bản chính thức nối lại nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam sau những động thái của chính phủ Việt Nam trong việc xử lý các quan chức liên quan đến tham nhũng trong vụ PCI

- 25/9/2009 - ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận bản án 3 năm tù, vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra

c. PMU 18:

Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập theo quyết định ngày 23-8-1993 của Bộ Giao thông vận tải. Chức năng của PMU 18 là: thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông do bộ giao; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các dự án do ban quản lý. PMU 18 luôn được ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ... để đầu tư hạ tầng giao thông.

PMU 18 đang là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn như QL18, QL10, QL2, cầu Đà Rằng, cầu Bãi Cháy (mức đầu tư 2.142 tỉ đồng)... PMU18 đang được tuyển chọn tư vấn cho dự án xây dựng đường cao tốc trên QL3 có vốn đầu tư 3.533,4 tỉ đồng. PMU 18 từng gây ra nhiều tai tiếng trong quá trình xây dựng các công trình giao thông lớn như:

* Cầu Hoàng Long vốn tăng 2,7 lần nhưng sụt lún, Công trình cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) do PMU 18 làm chủ đầu tư đã thất thoát 4,5 tỉ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỉ đồng. Dự án xây mới cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa (sau được đổi là cầu Hoàng Long) được Bộ GTVT phê duyệt tháng 10-1995 với tổng mức vốn đầu tư 83,5 tỉ đồng, cầu có chiều dài 240m, đường dẫn hai đầu cầu dài 3.158m.

Tuy nhiên hai tháng trước khi khởi công, Bộ GTVT phê duyệt lại dự án, cầu được kéo dài thêm 140m kéo theo sự thay đổi hàng loạt hạng mục công trình làm tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 224 tỉ đồng, gấp 2,7 lần dự kiến ban đầu. Thế nhưng chi phí đầu tư tăng lên 2,7 lần vẫn không đem lại chất lượng tốt cho công trình. Hàng loạt sự cố sụt, lún xảy ra trong quá trình thi công. Những sự cố này đã làm công trình liên tục phải thay đổi thiết kế làm tăng chi phí bổ sung lên tới 36 tỉ đồng, riêng số tiền để khắc phục 140m lún trượt của nền đường phía bắc cầu là 5,5 tỉ đồng. Tại công trình này, đoàn thanh tra của Thanh tra Nhà nước đã phát hiện

các công ty thi công tìm cách rút tiền của dự án như dùng sai chủng loại cáp đồng, thanh toán vượt khối lượng... gây thất thoát lãng phí vốn dự án lên 4,5 tỉ đồng.

** Phà Minh Châu vừa chạy đã hư

Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được Bộ Kế hoạch - đầu tư thẩm định, không có nội dung nào về công trình bến phà Minh Châu nhưng trong kế hoạch xây lắp năm thứ nhất trình Bộ GTVT , PMU18 đã tự ý đưa công trình này vào (trị giá 64.000 USD).

*** Quốc lộ 2 xuống cấp sau ba tháng sử dụng

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2 từ Đoan Hùng (Phú Thọ) tới Vị Xuyên (Hà Giang) có vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ do PMU 18 làm chủ đầu tư thông xe vào cuối tháng 3-2005 cũng để lại nhiều tai tiếng khi chỉ sau gần ba tháng sử dụng công trình đã có biểu hiện xuống cấp, sạt lở. Các đoạn quốc lộ qua Đoan Hùng, Tuyên Quang đều xuất hiện nhiều điểm rạn nứt, bong tróc lớp nhựa.

Ngoài ra hầu hết các cầu trên quốc lộ này cũng xuất hiện hiện tượng sụt lún taluy đường đầu cầu, trong đó cầu Luống (km 182+ 663) bị sạt lở nghiêm trọng ở đường dẫn cả hai đầu cầu.

Vụ PMU 18 (PMU viết tắt cho Project Management Unit, tiếng Anh của Ban Quản lý các dự án 18), là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam. Cũng liên quan đến vụ việc này, có thêm nhiều quan chức cấp cao khác bị tố cáo tham gia chạy án cho các bị can. Trong đó phải kể đến Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).

Đầu tháng 1 năm 2006, ông Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án PMU-18 bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la. Ông bị tố cáo đã dùng tiền thắng để bao gái. Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy tính của đơn vị cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau thời gian 18 tháng điều tra, cơ quan công an đã truy tố Bùi Tiến Dũng và 5 thuộc cấp, miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến, đồng thời khởi tố một số nhà báo và các cảnh sát viên điều tra vụ án này

Ngày 11 tháng 7 năm 2009, bị can Phạm Tiến Dũng, 36 tuổi, nguyên trưởng phòng kinh tế - kế hoạch PMU 18 đã bất ngờ đột tử trong trại gia

Một phần của tài liệu Chính sách của chính phủ việt nam đối với oda (Trang 26)