xám trắng bậc 1. Là sản phẩm biến đổi từ thủy tinh núi lửa.
-Thủy tinh: đa số bị biến đổi epidot hóa, mức độ biến đổi khoảng 25%, phân bố rải rác đều trong nền đá.
KẾT LUẬN: Đá andesitodacit có thành phần khoáng vật bao gồm tập hợp vi ban tinh thạch anh, plagioclas, muscovit và thủy tinh núi lửa bị biến đổi epidot hóa, chlorit hóa.
Anh 1. Andesitodacit. Vi ban tinh thạch anh, plagioclas, tremolit trên nền thủy tinh núi lửa bị biến đổi epidot hóa, chlorit hóa (1Ni, 3.3x4x).
Anh 2. Andesitodacit. Vi ban tinh thạch anh, plagioclas, tremolit trên nền thủy tinh núi lửa bị biến đổi epidot hóa, chlorit hóa
(2Ni+, 3.3x4x).
Anh 3. Andesitodacit. Vi ban tinh plagioclas có cấu tạo song tinh
đa hợp trên nền thủy tinh núi lửa (2Ni+, 3.3x20x).
Anh 4. Andesitodacit. Vi ban tinh thạch anh và ban tinh plagioclas cấu tạo đới trạng
(2Ni, 3.3x40x).
Anh 5. Andesitodacit. Vi ban tinh plagioclas, thạch anh, tremolit trên nền thủy tinh
(2Ni+, 3.3x10x).
Anh 6. Andesitodacit. Tập hợp vi hạt epidot (2Ni+, 3.3x20x).
Như vậy với thành phần thạch học của vật liệu cấu tạo nên thành hồ và đáy hồ là loại vật liệu đặc sít như trên, khả năng thấm mất nước qua lỗ hổng của
đá không thể xảy. Khả năng thấm mất nước chỉ có thể diễn ra qua hệ thống khe nứt của đá vì thành hồ có rất nhiều khe nứt. Nếu các khe nứt này liên thông với nhau thì nước hồ có khả năng bị thoát đi về các vùng lân cận. Quan sát thành của một hồ chứa kế cận cách hồ nghiên cứu khoảng 30m thấy có rất nhiều khe nứt. Hai hồ này cách nhau không xa nên sẽ có sựđồng nhất về mặt
địa chất. Có thể kết luận thành và đáy hồ nghiên cứu cũng có rất nhiều khe nứt.
Hình 4: Thành của hồ lân cận có rất nhiều khe nứt