Những số liệu và thông tin về nước dưới đất trong trầm tích Pliocen sớm
thường bị hạn chế hơn so với các tầng chứa nước trên nó, do sự phân bố trong trầm tích này cũng có giới hạn và chiều sâu phân bố lớn, nên công trình
nghiên cứu sâu cũng không được nhiều.
Các trầm tích pliocen sớm không xuất lộ trên bề mặt trong vùng nghiên cứu. Các vùng lộđá gốc hoặc vùng đá gốc nằm nông cũng hầu như vắng mặt trầm tích Pliocen sớm như: vùng ThủĐức, vùng phía Đông và Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Qua 4 phân vị chứa nước trong trầm tích bở rời Kainozoi, có thể so sánh và rút ra nhận định như sau:
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp) là đối tượng cung cấp nước rộng rãi, phổ
biến trong cư dân thành phố Hồ Chí Minh. Tầng chứa nước này có nguồn cung cấp gần như tại chỗ, có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước mặt, nước mưa, dễ tiếp nhận nguồn ô nhiễm từ trên ngấm xuống, dễ bị làm cạn kiệt tầng chứa nước khi có những công trình khai thác nước tập trung quy mô công nghiệp và rất có khả năng dẫn đến những tai biến về môi trường địa chất. Vì vậy, cần hạn chế khai thác nước lớn trong tầng chứa nước này, cần dành nước trong lớp chứa nước bên trên của tầng chứa nước để phục vụ cho nhu
cầu cung cấp nước phân tán trong dân cư và cho tưới rau màu vùng ngoại thành.
- Đối với lớp chứa nước bên dưới của tầng chứa nước Pleistocen có khả năng cung cấp nước tập trung quy mô vừa, do nó cũng có quan hệ trực tiếp với