Được cấu thành từ phần dưới của các trầm tích Pleistocen, gồm cát hạt mịn
đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi. Chiều sâu gặp nóc tầng từ 0m ở
phường Linh Trung, Trường Thọ thuộc quận ThủĐức đến 8m. Chiều dày lớp chứa nước biến đổi từ 15 tới 25m phát triển chủ yếu ở Linh Trung, Linh Xuân, ở nhiều nơi trong tầng chứa nước có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng.
Có một số nơi, tầng chứa nước bị nhiễm bẩn cục bộ bởi khu chế xuất Linh Trung thải nước thải do sản xuất ra suối Bình Thọ, phường Bình Thọ, quận ThủĐức.
Nước của tầng chứa nước Pleistocen có dạng nước nhạt (loại hình
bicarcacbonat) tổng độ khoáng hóa thấp, phân bố rộng, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nằm nông, chất lượng nước khá tốt. Trừ một số vùng có chiều dày mỏng phần còn lại đều có triển vọng để phát triển nguồn nước trong các năm tiếp theo.
c. Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen:
Phân bố rộng khắp Quận ThủĐức, được thành tạo từ phần dưới tập trầm tích hạt thô tuổi Pliocen muộn của hệ tầng Bà Miêu. Tập trầm tích này gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội tạo thành tầng chứa nước liên tục trên vùng nghiên cứu. Trong tầng chứa nước có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng. Chúng thường bắt đầu ởđộ sâu 40-50m dưới mực địa hình hiện tại, kết thúc ở độ sâu 40 -74m ở Linh Chiểu. Các nghiên cứu vềđịa chất thủy văn
đã tách ra hai tập chứa nước:
- Tầng chứa nước Pliocen trên trong các trầm tích hệ tầng Bà Miêu. - Tầng chứa nước Pliocen dưới trong các trầm tích hệ tầng Nhà Bè. Nước trong các trầm tích Pliocen là nước vỉa, lỗ hổng áp lực cao, chiều dày xấp xỉ 100m thuộc loại hình bicarbonat - cloruanatri.
Tầng chứa nước Pliocen đang được khai thác quy mô lớn ở nhiều nơi là các vùng có triển vọng để phát triển nguồn nước các năm tiếp theo. Đây là tầng chứa nước có nguồn bổ cấp từ xa. Hiện đang có các nghiên cứu thêm điều
kiện địa chất thủy văn, nguồn cung cấp nước, sự dịch chuyển của nước mặn vào phía công trình khai thác nước, bổ sung nhân tạo cho nước ngầm.
Đặc điểm nổi bậc và chung nhất của các tầng chứa nước là tất cả các tầng chứa nước đều vừa chứa nước nhạt vừa chứa nước lợ và nước mặn; sự phân bố nước nhạt không đồng đều theo diện và theo chiều sâu, có nơi nước nhạt nằm chồng lên nước nhạt, có nơi nước mặn nằm chồng lên nuớc mặn, có nơi nước mặn và nước nhạt của các tầng nằm chồng chéo lên nhau, diện phân bố
nước nhạt khá rộng, chiều dày tầng chứa nước khá lớn, mức độ chứa nước từ
giàu đến trung bình nên thuận lợi cho điều tra cung cấp nuớc quy mô lớn và trung bình nhưng khi khai thác để sử dụng thì phải xử lý pH và sắt.
CHƯƠNG I:
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Khu quy hoạch Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với 643,7ha, trong
đó có 121,7ha thuộc quận ThủĐức và 522ha thuộc huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Theo bản đồđịa hình 1:5000 khu vực quy hoạch có tọa độđịa lý 12o00'50"-12o01'05" vĩđộ Bắc và 5o84'05"-5o89' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp quận 9, phía Tây giáp phường Linh Xuân quận ThủĐức, phía Nam giáp quận ThủĐức. II. SƠ LƯỢC VỀĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
1. Địa hình:
Khu quy hoạch Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng gò
đồi cao, dốc thoải, cao độ nền theo chuẩn Hòn Dấu từ 8 -35m, bình quân 11 - 12m, một vài nơi có độ cao 35m, địa hình có độ dốc tự nhiên từ 3,2-7,5%. Trong khu quy hoạch, có khoảng 33% diện tích, tập trung nhiều nhất ở phía Bắc (thuộc xã Đông Hòa huyện Dĩ An) là nơi khai thác đá từ trước đến nay,
địa hình phức tạp đang được san lấp, với những hố khai thác đá sâu 20-30m. 2. Điều kiện địa chất công trình:
Đây là vùng đất đỏ, phát triển trên phù sa cổ trầm tích lục địa, có bề dày trung bình 2-10m. Phần phía Bắc khu vực là nền đá magma phun trào, chất lượng cao rất thuận lợi để xây dựng công trình.