Sửa đổi bổ sung quy dịnh tại điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về thời điểm có hiệu

Một phần của tài liệu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam (Trang 53)

5. Bố cục đề tài

3.2.2. Sửa đổi bổ sung quy dịnh tại điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về thời điểm có hiệu

hiệu lực của hợp đồng

Điều 405 Bộ Luật Dân Sự hiện hành quy định : “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Theo người viết cần phải bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận bởi vì nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thì các bên có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng miễn sao đó là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Tại điều 405 cũng thế, luật quy định các bên được thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên sự thỏa thuận này cụ thể như thế nào mới có hiệu lực thì không được pháp luậy quy định. Do đó, có nhiều ý kiến tranh cãi khi áp dụng quy định này và thực tiễn khi xét xử thì cũng chưa nhất quán. Để tránh tranh cãi và có sự nhất quán trong quá trình xét xử nếu có tranh chấp về vấn đề này, người viết cho rằng chúng ta nên xây dựng một quy định cụ thể hoàn chỉnh về vấn đề này. Cần làm rõ các vấn đề: Khi pháp luật có quy định về thời điểm có hiệu lực của một số loại hợp đồng trọng thức nhất định thì việc các bên thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là trước thời điểm mà pháp luật quy định hay sau thời điểm mà pháp luật quy định có được hay không? Hay việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là trước thời điểm giao kết hợp đồng hay sau thời điểm giao kết hợp đồng đối với các loại hợp đồng thông thường khác thì trường hợp nào là hợp pháp được pháp luật công nhận trường hợp nào không? Nếu hợp pháp là trong trường hợp nào và nếu không là trong trường hợp nào? Nếu quy định của pháp luật luôn luôn rõ ràng cụ thể như thế sẽ tránh được nhiều trường hợp tranh cãi không đáng có do nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau vì điều luật quy định chung chung chưa rõ ràng.

Theo người viết việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cần phân biệt các trương hợp cụ thể như sau:

* Thứ nhất, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng

GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 49 SVTH Nguyễn Thị Kiều My

Trong trường hợp này, theo người viết là được vì nguyên tắc các bên có thể làm những gì mà pháp luật không cấm mà ở đây luật không cấm các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng hay lùi sau thời điểm pháp luật có quy định. Cho nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này. Thời điểm có hiệu lực mà các bên thỏa thuận có thể là thời điểm được xác định bằng một mốc thời gian hoặc một sự kiện nhất định, móc thời gian là thời gian xảy ra trong tương lai, hay thời điểm phát sinh điều kiện đối với hợp đồng có điều kiện…

Nói chung, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm giao kết hợp đồng hay lùi lại sau thời điểm có hiệu lực mà pháp luật quy định, miễn sao đó là các thỏa thuận hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đều được luật chấp nhận.

* Thứ hai, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng

Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng thuê xe ô tô hợp đồng được giao kết vào ngày 10/10/2014, nhưng các bên thỏa thuận ngày 01/10/2014 là ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng.

Trường hợp trong ví dụ trên thì có được chấp nhận không? Theo người viết trường hợp này sẽ không được luật cho phép bởi vì khi hợp đồng chưa được giao kết các quyền và nghĩa vụ của các bên chưa được xác lập thì hợp đồng sẽ không thể phát sinh hiệu lực được. Và nếu cho phép các bên thỏa thuận hiệu lực của hợp đồng xảy ra trước khi xác lâp hợp đồng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tạo kẻ hở để các bên có thể trốn tránh nghĩa vụ như: trốn thuế, rút ngắn thời hiệu khởi kiện, hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp…

* Thứ ba, các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm luật định

- Thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm pháp luật quy định:

Trong thực tế có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này, vì nguyên tắc của hợp đồng là các bên có quyền tự do thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng, thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trừ trường hợp thỏa thuận đó là thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Nên việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng lùi lại sau thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do luật định thì có được chấp nhận không? Theo người viết, tuy thỏa thuận lùi thời gian có hiệu lực của hợp đồng sau thời gian pháp luật định thì pháp luật không nói là cấm. Nhưng theo người viết, thì ta không nên cho phép thỏa thuận lùi thời điểm có hiệu

GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 50 SVTH Nguyễn Thị Kiều My

lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định cho loại hợp đồng đó. Vì nếu cho phép thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, việc kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng có thỏa thuận lùi ngày phát sinh hiệu lực trở về trước thời điểm công chứng, chứng thực là vượt quá khả năng nghiệp vụ, cũng như làm tăng nặng trách nhiệm nghề nghiệp của các cơ quan, tổ chức này và gây ra các hậu quả pháp lý phức tạp. Vì thế chúng ta không nên cho phép thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về sớm hơn thời điểm mà pháp luật đã ấn định.

- Thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trễ hơn thời điểm pháp luật quy định

Trường hợp này về nguyên tắc là được, vì pháp luật không cấm. Thực tiễn pháp lý cũng cho thấy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trễ hơn thời điểm có hiệu do pháp luật quy định đối với loại hợp đồng mà pháp luật có ấn định thời điểm có hiệu lực của nó.

Thời điểm này có thể được cách xác định bằng một mốc thời gian, hoặc bằng một sự kiện pháp lý có thể xảy ra trong tương lai, hoặc bằng một điều kiện nhất định, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Từ các phân tích trên người viết kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 405 Bộ Luật Dân Sự hiện hành như sau:“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định, nhưng không được sớm hơn thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này. Nếu pháp luật có quy định hợp đồng có hiệu lực tại một thời điểm xác định, thì các bên không được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sớm hơn thời điểm đó. ”

GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 51 SVTH Nguyễn Thị Kiều My

KẾT LUẬN

Từ Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, Bộ Luật Dân Sự năm 1995, Bộ Luật Dân Sự năm 2005, đã từng bước hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay những quy định về cách xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác vẫn chưa thực sự đồng nhất. Do đó, đã gây ra nhiều bất cập trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi có các tranh chấp phát sinh.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là vấn đề pháp lý quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng. Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định theo nguyên tắc: “hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác.” Ngoài ra, để xác lập căn cứ pháp lý cho việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Bộ Luật Dân Sự 2005 cũng quy định chi tiết về trình tự giao kết hợp đồng, và đặc biệt là xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng, dựa trên các hình thức khác nhau của hợp đồng.

Nhưng qua quá trình nghiên cứu người viết cũng thấy rằng, thực trạng các quy định này vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập như: việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên yếu tố hình thức của hợp đồng là chưa khoa học, chưa chặt chẽ, nội dung điều luật chưa dự liệu hết các tình huống của thực tiễn đời sống và bố cục của điều luật cũng chưa hợp lý. Quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo thỏa thuận của các bên vẫn chưa cụ thể nên còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến nhiều tranh cãi… Thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong một số trường hợp xảy ra tranh chấp vẫn còn đó nhiều bất cập và chưa có sự nhất quán giữa cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý. Từ đó, đòi hỏi là cần phải xem xét lại nội dung của một số quy định của pháp luật tại các Điều 404 và Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005 về việc xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Từ nhận thức đó, luận văn cũng xin trình bày một số ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 404 và Điều 405 Bộ Luật Dân Sự 2005, với mong muốn rằng từ những đóng góp nhỏ bé của mình hy vọng luận văn sẽ mang tới một giá trị nào đó trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm có hiệu của hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự 2005. Để bộ luật ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, làm cho hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của Nhà nước và để hợp đồng thực sự phát huy hiệu quả của nó trong đời sống xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực

1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992 5. Bộ luật Dân sự năm 1995 6. Luật đất đai năm 2003

7. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 8. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991

10 . Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực

* Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong nước

1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật Dân sự năm 2005 3. Bộ Luật Lao Động năm 2013 4. Luật nhả ở năm 2005

5. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

6. Luật chuyển giao công nghệ năm 2006

7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 8. Luật đất đai năm 2013

9. Luật Công chứng năm 2014

10.Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm

11. Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 hướng dẫn thi hành luật nhà ở năm 2005

12. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

* Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Các Mác: Tư bản, quyển 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, năm 1973

2. Đinh Văn Thanh & Phạm Công Lạc: Thuật ngữ Luật Dân sự, trong bộ Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. CAND, năm 1999

3. Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luật án, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2010

4. Đỗ Văn Đại: Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam những bất cập và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật Học, Số 2, năm 2013

5. Hoàng Thế Liên: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập I, Nxb Chính trị Quốc Gia,năm 2008

6. Lê Đình Nghị: Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, tập 1, năm 2009

7. Ngô Huy Cương: Khái niệm hiệu lực của nghĩa vụ và vấn đề thực hiện nghĩa vụ, Nxb Nhà nước và Pháp luật, năm 2008

8. Nguyễn Thùy Dương: Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997

9. Trường Đại Học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, năm 2003

* Danh mục trang thông tin điện tử

1. Lê Thị Khánh Ly, Tạp chí nghiên cứu văn hóa: Quốc Triều Hình Luật đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt Nam thời phong kiến,

http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/QUOC-TRIEU-HINH-LUAT-DINH-CAO-

CUA-THANH-TUU-LUAT-PHAP-VIIET-NAM-THOI-PHONG-KIEN/ ,

[truy cập ngày 20/8/2014]

2. Huỳnh Minh Khánh, Trang Thông tin pháp luật Dân sự: Đã ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền rút hồ không?

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_c ateid=1751909&item_id=24843759&article_details=1 [Truy cập ngày 22/10/2014] .

3. Đỗ Văn Đại, Về kiến nghị của Bộ xây dựng liên quan đến giao dịch nhà ở, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/ve-kien-nghi-cua-bo-xay- dung-lien-quan-111en- giao-dich-nha-o/? [Truy cập ngày 31/10/2114]

* Danh mục văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài

Một phần của tài liệu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)