Cần quy định theo trình tự từ nguyên tắt chung đến từng trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam (Trang 50)

5. Bố cục đề tài

3.2.1.1.Cần quy định theo trình tự từ nguyên tắt chung đến từng trường hợp cụ thể

Khoản 1 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.” Đây là trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt, để đảm bảo tính lôgic chúng ta cần sửa đổi kết cấu điều luật theo hướng: Nguyên tắc nào là nguyên tắc chung mang tính phổ biến thì được quy định trước, các trường hợp nào cụ thể, ngoại lệ thì quy định sau. Vậy trường hợp phổ biến là những trường hợp nào? Theo người viết thì trường hợp phổ biến là các trường hợp giao kết hợp đồng trực tiếp bằng lời nói là các trường hợp phổ biến nhất nên cần được xem là

GVHD Nguyễn Thị Mỹ Linh Trang 46 SVTH Nguyễn Thị Kiều My

nguyên tắc chung và quy định trước. Còn các trường hợp giao kết hợp đồng gián tiếp, trả lời giao kết bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể… là những trường hợp ít phổ biến hơn nên ta có thể quy định sau. Vậy Khoản 1 Điều 404 Bộ Luật Dân Sự 2005 nên được sửa đổi như sau: “Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, trừ các trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phải được giao kết theo hình thức, thủ tục xác định thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn tất hình thức, thủ tục đó” .

Với việc sửa đổi như thế thì khoản 1 này đã định ra nguyên tắc chung của thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng . Bên cạnh đó, với việc quy định như thế này thì điều luật sẽ được quy định theo hướng mở làm cơ sở để thiết kế các điều khoản tiếp theo là trừ các trường hợp các bên trong hợp đồng có các thỏa thuận khác như các thỏa thuận về hình thức, thủ tục... thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hoàn thành các hình thức, thủ tục đã thỏa thuận.

Ví dụ: Khi các bên giao kết hợp đồng đã thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng và còn có thỏa thuận khác như hợp đồng cần phải lập thành văn bản có công chứng mới có hiệu lực. Thì lúc này hợp đồng chỉ được xem là đã giao kết và phát sinh hiệu lực khi nó được được lập thành văn bản và có công chứng.

Một phần của tài liệu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong pháp luật việt nam (Trang 50)