3.1. Xác định thời gian gây đột biến phù hợp
Chúng tôi tiến hành đột biến bằng cách đặt mẫu cần đột biến cách đèn UV có bước sóng 253,7nm là 15cm ở các thời gian khác nhau. Kết quả thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian tác động tia UV đến khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2
Thời gian đột biến (phút) Khả năng mọc của vi khuẩn
3 ++++ 5 ++ 7 + 9 - Chú thích: ++++: Mọc rất tốt (mật độ khuẩn lạc >30CFU/đĩa)
++ : Mọc khá (mật độ khuẩn lạc từ 4 - 10 CFU/đĩa petri) + : Mọc yếu (mật độ khuẩn từ 1-3 CFU/đĩa petri)
- : Không mọc trên 50% số đĩa petri
Nhận xét 1: Tại thời điểm 3 phút số lượng khuẩn lạc mọc tốt, tại thời điểm 5 phút, khả năng sống sót của vi khuẩn khá, tại thời điểm 7 phút số lượng khuẩn lạc mọc yếu nhất. Ở thời gian 9 phút, không một tế bào nào của vi khuẩn sống sót, tuy nhiên tác động tia UV dưới 7 phút thì chúng vẫn mọc.
Qua bảng số liệu ta thấy , thời gian tác động của tia UV càng dài thì càng ảnh hưởng càng mạnh tới khả năng sống sót của vi khuẩn.Vậy chứng tỏ tại thời điểm 7 phút chính là ranh giới của sự đột biến và không đột biến nên tôi quyết định chọn chủng đột biến với thời gian đột biến là 7 phút với khoảng
Nguyễn Ngọc Mai 26 K35C Khoa Sinh-KTNN cách đèn tử ngoại 15 cm là thích hợp cho quá trình tác động tia UV đối với vi khuẩnGluconacetobacter BHN2 nhằm thu được dòng đột biến.
Có thể giải thích điều này do sức sống của các tế bào vi khuẩn là khác nhau nên chúng chống chịu khác nhau đối với tia tử ngoại.