4. Phương pháp nghiên cứ u
2.1.1.7. Quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợ
lợi của người bị hại
Như ta đã thấy, đảm bảo quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là một nguyên tắc đã được quy định trong hiến pháp, quyền bào chữa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống những biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo và cả người bị hại. Sự tham gia của người bào chữa đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự.
Trong các quyền của người bị hại chiếm vị trí quan trọng đó là quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho mình. Đó là quyền
đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Quyền đó được quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận để bảo vệ quyền lợi cho mình”. Pháp luật quy định cho người bị hại quyền tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hoặc có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác nhưng phải được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận. Tuy nhiên, hiện này chưa có quy định cụ thể về bào chữa viên nhân dân và trong thực tiễn hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống,
điều kiện trở thành bào chữa viên nhân dân cũng không được quy định23. Trong khi đó luật sư khá phổ biến và đã có cả Luật luật sư để điều chỉnh vấn đề này. Sự tham gia của luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác nhằm giúp đỡ cho người bị hại về những vấn đề pháp lý cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, góp phần đảm bảo cho quá trình điều tra được khách quan, đầy đủ và chính xác hơn.