Quyền kháng cáo của bản án, quyết định của Toà án và khiếu nại các quy

Một phần của tài liệu đề tài người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứ u

2.1.1.5.Quyền kháng cáo của bản án, quyết định của Toà án và khiếu nại các quy

Quyn kháng cáo quyết định, hành vi t tng ca cơ quan, người có thm quyn

Kháng cáo là một trong các quyền tố tụng quan trọng của người bị hại trong tố

tụng hình sự. Quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo được hiểu là quyền mà người bị hại thể hiện ý chí không chấp nhận, không đồng tình với bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại, về hình phạt của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm và cho rằng toà án cấp sơ thẩm xét xử thiếu khách quan. Như vậy, kháng cáo chính là một thủ tục – thông qua văn bản gọi là “đơn kháng cáo” thể hiện sự không đồng ý của người bị hại đối với bản án, quyết định của toà án sơ thẩm mà chưa có hiệu lực pháp luật bằng việc đề nghị toà cấp phúc thẩm xử lại một lần nữa. Quy định về quyền của người bị hại không thể bỏ

qua quy định về quyền được kháng cáo, quyết định của Toà án của người bị hại. Quy

định này được pháp luật ghi nhận tại điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2003. Qua đó, cho phép người bị hại được quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như kháng cáo về hình phạt đối với bị cáo.

Ngoài quyền kháng cáo về mức bồi thường, pháp luật còn quy định cho người bị hại được quyền kháng cáo về hình phạt. Đây là cách thể hiện ý chí, nguyện vọng của chủ thể tham gia tố tụng trong việc yêu cầu Nhà nước xử lý thích đáng về hình sự đối với bị cáo21. Để đảm bảo cho người bị hại được quyền kháng cáo bản án, quyết

định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại cũng như về hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử phải giải thích cho họ biết mình có quyền được kháng cáo bản án, quyết định của Toà án của người bị hại khi bắt đầu thủ tục xét xử. Đảm bảo cho họđầy

đủ điều kiện thực hiện quyền kháng cáo của mình trong trường hợp không chấp nhận bản án, quyết định của Toà án về những phần trên (như hướng dẫn thủ tục kháng cáo). Người bị hại phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, người bị hại cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Toà án sẽ

lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định của luật22. Làm tốt việc bảo vệ quyền

21

Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,

tr.106.

22Điều 233, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về Thủ tục kháng cáo và kháng nghị

1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị

cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Toà án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.

được kháng cáo của người bị hại là đảm bảo được tính dân chủ, bảo đảm được quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Tránh được sự tuỳ tiện của những người tiến hành tố tụng nếu họ thật sự là những người có thể không khách quan trong quá trình xét xử. Nếu việc bảo vệ quyền này không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Không thể thực hiện sự công bằng, khách quan trong xét xử ra bản án, quyết định.

Quyn khiếu ni quyết định, hành vi t tng ca cơ quan, người có thm quyn tiến hành t tng

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Đối với hoạt động tố tụng hình sự là một trong những hoạt động có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân là một nội dung quan trong trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thực tế, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp nhằm tìm ra sự thật vụ án. Do đó, không tránh khỏi những trường hợp cơ

quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những hành vi vi phạm pháp luật,

ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và người bị hại nói riêng. Chính vì vậy để lợi ích của người bị hại mà pháp luật ta đã quy định cho người bị hại trong vụ án hình sự quyền được khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng gây ra theo điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Quyền khiếu nại của người bị hại là quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp phản đối quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quyền khiếu nại người bị

hại có thể hiểu là khi người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng là trái pháp luật và xâm phạm đến lợi ích của mình thì người bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp luật đó. Qua quyền này giúp cho người bị hại bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời với quyền này giúp phát hiện ra những quyết

định, hành vi trái pháp luật, của cơ quan có thẩm quyền để vụ án được xét xử khách quan theo tinh thần của pháp luật. Nếu quyền khiếu nại không được đảm bảo thì vụ án có thể xét xử không đúng như tình tiết, nội dung của vụ án có thể ảnh hưởng đến quyền của người bị hại nói riêng và quyền của người tham gia tố tụng nói chung.

Để quyền khiếu nại được thực hiện tốt hơn thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-BTP ngày 10 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn

2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghịđược gửi đến Toà án đã xử sơ thẩm

thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tại thông tư này có hướng dẫn cụ thể về khiếu nại trong tố tụng hình sự, quyết định, hành vi bị khiếu nại. Cụ thể là:

Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục quy định tại Chương XXXV của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trai pháp luật, xâm phảm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một quyết định hoặc một hành vi tố tụng bị coi là trái pháp luật khi quyết định

đó được ban hành hoặc hành vi đó được thực hiện không tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc có mâu thuẩn với những giải thích thống nhất có tính chất chỉđạo trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan tiến hành tố tụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định tố tụng bị khiếu nại là quyết định được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án

được sự phân công của chủ toạ phiên toà trước khi mở phiên toà, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định

đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.

Hành vi tố tụng bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án được sự phân công của chủ toạ

phiên toà trước khi mở phiên toà, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động

điều tra, mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.

Việc khiếu nại được tiến hành thông qua người bị hại phải làm đơn gửi đến

đúng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, dịch hoạ, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người bị hại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại.

Ngoài ra người bị hại không thể tự làm đơn thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải ghi biên bản về khiếu nại. Đơn hoặc biên bản ghi khiếu nại phải ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc phải có chữ ký trực tiếp của người bị hại.

Tiếp đó cũng theo Điều 328 của Bộ luật còn quy định người bị hại có quyền khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bên cạnh đó quy định sau khi đã thực hiện quyền

khiếu nại của mình thì người bị không muốn tiếp tục thực hiện nữa có quyền rút khiếu nại của mình.

Tóm lại, để quyền khiếu nại của người bị hại được đảm bảo thực thi trên thực tế

góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại phải đạt đến trình độ nhất định. Để qua đó kịp thời khắc phục các vi phạm pháp luật trong quyết định, hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời trách nhiệm giải quyết vụ khiếu nại của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, công bằng, khách quan để góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Một phần của tài liệu đề tài người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 29)