4. Phương pháp nghiên cứ u
2.1.1.4. Quyền được tham gia phiên toà và tranh luận tại phiên toà
Quyền tham gia tranh luận tại phiên toà, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà được hiểu là quyền mà người bị hại được quyền có mặt tại phiên toà để theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Sự có mặt của người bị hại tại phiên toà nhằm bày tỏ ý chí, ý kiến tranh luận của mình
đối với nội dụng của vụ án với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận quyền của người bị hại được tham gia phiên toà, trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà (theo điểm đ khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003). Ngoài sự có mặt của bị cáo khi tham gia phiên toà xét xử thì sự có mặt của người bị hại tại phiên toà là điều cần thiết đểđảm bảo quá trình tố tụng diễn ra khách quan, đúng thủ tục. Để người bị hại có thể thực hiện và bảo vệ hết quyền
19Điều 146, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
và lợi ích của mình thì việc tham gia tại phiên toà, trình bày ý kiến tại phiên toà của họ đối với quá trình giải quyết vụ án là điều cần thiết, đặc biệt có thểđảm bảo việc tranh luận với luật sư hoặc bị cáo về những vấn đề tự thấy không hợp lý trong phiên toà xét xửđối với một số vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại.
Khi tham gia vào phiên toà xét xử, người bị hại mới có thể theo dõi toàn bộ
diễn biến của quá trình giải quyết vụ án xem xét từ lời khai, tài liệu, đồ vật đã cung cấp cho đến lời khai của bị cáo hoặc vật chứng bị cáo gây án (nếu có). Cũng như khi tham gia phiên toà là điều kiện cho người bị hại có thể kiểm tra, giám sát cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thật sự khách quan, công bằng trong việc áp dụng pháp luật và giải quyết vụ án. Chỉ khi tham gia vào phiên toà người bị hại mới có thể đưa ra ý kiến trực tiếp của mình về những tình tiết có liên quan đến vụ án, ý kiến về mức bồi thường hoặc ý kiến về thành phần Hội đồng xét xử (nếu họ không khách quan). Việc tham gia tranh luận tại phiên toà cũng nhằm làm sáng tỏ hơn sự thật của vụ án.
Việc người bị hại tham gia phiên toà một mặt nhằm thực hiện trình bày lời khai, cung cấp thêm tài liệu, đồ vật ở trước phiên toà để tranh luận chứng minh tội phạm, chứng minh thiệt hại mà họ hoặc người thân của họ phải gánh chịu. Mặt khác, việc tham gia phiên toà là điều kiện cần thiết để người bị hại có thể trực tiếp thực hiện các quyền tố tụng tiếp theo của họ trong vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, cũng như đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, chính xác.
Trong trường hợp để bảo vệ quyền được tham gia phiên toà, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà của người bị hại yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải đảm bảo gửi giấy thông báo triệu tập tham dự phiên toà cho người bị
hại, thông báo về ngày mở phiên toà xét xử để họ biết tham gia. Cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bị hại bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình từ khi bắt đầu thủ tục xét hỏi cho đến khi tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận tối đa tại phiên toà. Làm tốt công việc bảo vệ quyền được tham gia tại phiên toà, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà của người bị hại thì kết quảđầu tiên
đạt được là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cả người bị hại, góp phần làm sáng tỏ
những tình tiết của vụ án, giúp Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định đảm bảo tính chính xác, khách quan, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tôi. Nếu làm không tốt việc bảo vệ quyền này của người bị hại thì có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị hại. Họ không bày tỏđược quan điểm của mình về những vấn đề
trong vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ, không trực tiếp thực hiện các quyền khác mà luật ghi nhận nếu không tham gia phiên toà (đó là quyền đề nghị được mức bồi
thường, đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng (Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký) nếu xét thấy họ không vô tư, khách quan).
2.1.1.5. Quyền kháng cáo của bản án, quyết định của Toà án và khiếu nại các quy định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng