Về án phí:

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề mối liên hệ giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng có đối tượng là các công việc khác (Trang 47)

Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phải chịu 28.061.821đ ( hai mươi tám triệu; không trăm sáu mươi mốt nghìn; tám trăm hai

mươi mốt đồng chấn ) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà phải chịu 16.650.259 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.xác nhận Công ty CP Thương mại và vận tải Sông Đà đã nộp khoản tiền tạm ứng án phí là 14.200.000 đồng ( theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0008577 ngày 13.11.2008 của Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội).Như vậy Công ty CP Thương mại và vận tải Sông Đà phải nộp tiếp khoản án phí là 2.450.259 đồng ( Hai triệu; bốn trăm năm mươi nghìn; hai trăm năm mươi chín đồng).

Kể từ khi nguyên đơn có đơn xin thì hành án nếu bị đơn không trả hết các khoản nợ thì sẽ phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên số tiền chậm trả tương đương với thời hạn trả chậm.

Án xử công khai sơ thẩm đại diện nguyên đơn có mặt, bị đơn có mặt. Đã báo các bên có quyền chống án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

NHẬN XÉT BẢN ÁN:

- Thứ nhất: rủi ro của lô hàng 73 của SOTRACO là rủi ro không do chủ ý của

SOTRACO, vậy nên việc rủi ro này nằm trong phạm vi bảo hiểm.

- Thứ hai: SOTRACO đã thực hiện đúng nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được

quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 18 luật bảo hiểm như bên BIC đã nói Và theo điểm b, khoản 2, điều 18 luật bảo hiểm là có kê khai đầy đủ. SOTRACO đã gửi giấy yêu cầu hàng hóa

BIC đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho lô hàng 73 này và thực hiện đúng quy cách.

BIC đã không kiểm tra các điều kiện . Quy định tại khoản 2, điều 50 mặc dù BIC có quyền đó và cần phải làm như vậy để hạn chế rủi ro.

- Thứ ba: BIC đã không cung cấp cho SOTRACO bản Quy tắc cũng không giải thích trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường bảo hiểm theo Khoản 1, Điều 19 luật bảo hiểm là trách nhiệm cung cấp thông tin.

Từ đó ta thấy rõ lỗi của BIC vì vậy BIC phải có trách nhiệm bồi thường theo bảo hiểm cho SOTRACO.

Bên cạnh đó, bên SOTRACO cũng là bên có lỗi trong trường hợp này khi đã vi phạm nguyên tắc an toàn giao thông với hành vi chở quá trọng tải cho phép. Từ đó mới gây ra rủi ro không mong muốn, dẫn đến sự kiện bảo hiểm trên. Vì thế quyết định của tòa án sơ thẩm là đúng khi yêu cầu BIC bồi thường và SOTRACO cũng phải gánh chịu 1 phần thiệt hại do lỗi của mình.

Nhận xét về hợp đồng bảo hiểm trong bản án:

- Hợp đồng mà SOTRACO và BIC kí kết là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận

chuyển nội địa số 0001/KDHT – 2007.

- Đây là hợp đồng bảo hiểm với mục đích bảo hiểm cho hàng hóa khi có thiệt

hại xảy ra đối với những rủi ro xảy ra đối với hang hóa theo trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

- Bên kinh doanh bảo hiểm là BIC có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm là

SOTRACO, và đã có thỏa thuận đóng phí, bên BIC sẽ bồi thường thiệt hại cho SOTRACO trên cơ sở đóng phí bảo hiểm.

- Bên SOTRACO đã lựa chọn dịch vụ bảo hiểm đối với hàng hóa thông qua tìm

một loại hợp đồng có thể đáp ứng nhu cẩu của bên mua bảo hiểm ( SOTRACO). BIC đã cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho SOTRACO, bản chất của bản hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ.

- Đối tượng của hợp đồng này là: tài sản.

- Bên BIC cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua việc kí hợp đồng với bân

SOTRACO, để thực hiện trách nhiệm trong hợp đồng trên cơ sở thu phí của SOTRACO.

+ Bên BIC sẽ cung cấp những thông tin về dịch vụ bảo hiểm của công ty mình cho bên BIC, hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết cho việc kí kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm đầy đủ, yêu cầu bên SOTRACO cung cấp đầy đủ các thông tin thật trung thực và khách quan để thực hiện việc giao kết hợp đồng, phải giải thích cho bên mua SOTRACO về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm., cấp cho bên mua giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và phải trả tiền kịp thời hco người mua bảo hiểm nếu xay ra rủi ro đối với tài sản vận chuyển…

+ Bên SOTRACO sẽ chọ dịch vụ bảo hiểm của BIC, kê khai đầy đủ trung

thực các thông tin theo yêu cầu bân BIC, yêu cầu BIC giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm và cung cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho SOTRACO, yêu cầu BIC bồi thương cho mình khi SOTRACO đã đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận giữa 2 bên, bên SOTRACO có trách nhiệm thông báo cho BIC khi có thiệt hại xảy xa…

- Ở bản án trên do các bên đều có lỗi, sai sót trong việc kí kết hợp đồng nên các bên đều phải chịu trách nhiệm như sau: bên SOTRACO chịu trách nhiệm là 30%, còn bên BIC chịu trách nhiệm với 70% thiệt hại còn lại theo quy định.

IV. Kết luận

Pháp luật hợp đồng của Việt Nam ngày nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như bộ luật Dân Sự, luật Thương Mại, Luật kinh doanh bảo hiểm,…. Tuy nhiên bộ luật Dân Sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thõa thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong bộ luật Dân Sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của bộ luật Dân Sự, tùy vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó. Các quy định về hợp đồng trong bộ luật Dân Sự được coi là các quy định chung còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng.

Vì thế mà pháp luật hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì hầu hết các giao dịch trong xã hội dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông

thường, đều liên quan đến hợp đồng. Và thực chất, tất cả hợp đồng có

đối tượng là một công việc khác đều có bản chất chung là hợp đồng dịch vụ. Bản chất của các hợp đồng có đối tượng là công việc khác bắt buộc phải mang bản chất của hợp đồng dịch vụ. Còn mỗi hợp đồng lại có những đặc thù riêng của nó, để nhằm mục đích giúp khách hàng lựa chọn ra loại hợp đồng phù hợp nhất.

VI. Tài liệu tham khảo.

1. Bộ luật dân sự năm 2005.

2. Giáo trình luật dân sự đại học luật Hà Nội.

3. Trang thông tin pháp luật dân sự.

4. Hỏi đáp về pháp luật hợp đồng.

5. Tuyển tập các hợp đồng dân sự thông dụng (thư viện đại học

Đà Lạt).

6. Wikipedia – Bách khoa toàn thư.

7. Danluat.thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu vấn đề mối liên hệ giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng có đối tượng là các công việc khác (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w