5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng do bộ phận kế toán của Ngân hàng cung cấp 3 năm: 2005, 2006, 2007
Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang được thu thập tại phòng kinh doanh của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Dùng phương pháp phân tích, so sánh số tương đối, số tuyệt đối để đối chiếu qua các năm để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích.
Δ± = i1 – i0
Δ±: số tuyệt đối tăng giảm i1: chỉ tiêu năm sau
i0:chỉ tiêu năm trước
Δ% = [(i1 – i0)/i0] * 100
Δ%: Số tương đối % tăng giảm i1: chỉ tiêu năm sau
i0:chỉ tiêu năm trước
Dùng một số chỉ tiêu tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦANGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
3.1.1 Lịch sử hình thành
3.1.1.1 Lịch sử hình thành Ngân Hàng Á Châu:
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ra đời nhằm hỗ trợ đắc lực cho sản xuất kinh doanh với tầm nhìn từ ngày đầu hoạt động là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Hệ thống ACB gồm: Hội sở chính đặt tại 422 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Tp. HCM và mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ đặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
3.1.1.2 Lịch sử hình thành Ngân Hàng Á Châu Chi Nhánh Cần Thơ:
NHTMCP Á Châu- chi nhánh Cần Thơ là một trong những chi nhánh của ACB được thành lập và hoạt động vào ngày 16/09/1994 theo giấy phép thành lập số 52/ QĐUBT của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 và giấy phép kinh doanh số 063984 do Uỷ ban kế hoạch tỉnh cấp ngày 19/06/1995.
Chi nhánh ACB Cần Thơ có trụ sở đặt tại số 17-19 Nam kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Cần Thơ. ACB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 27/03/1996. ACB Cần Thơ hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng có bảng tổng kết tài sản riêng và có con dấu riêng.
3.1.2 Quá trình phát triển ngân hàng Á Châu
Trong 15 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 2007 đã đạt trên 2.630 tỷ đồng, tăng hơn 131 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt gần 85.000 tỷ đồng, tăng hơn 272 lần, dư nợ cho vay cuối 1994 là 164 tỷ đồng, đến 2007 đã đạt 31.974 tỷ đồng, tăng hơn 194 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng đến 2007 là 2.127 tỷ đồng, tăng hơn 287 lần
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ đựơc khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Ngoài công việc cung cấp vốn cho sản xuất Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu còn huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hơn nữa, hiện nay ngoài việc cho vay, huy động vốn Ngân hàng còn có các dịch vụ khác như: nhận vàng gửi tiết kiệm, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, trả lương thay cho các đơn vị. Đặc biệt hiện nay ngân hàng mới thực hiện các dịch vụ mới như: sàn giao dịch vàng, cho vay nhanh, cho vay tín chấp qua mạng...
Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của công đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.
3.1.3 Khái quát lĩnh vực hoạt động
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá
Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc
Thanh toán quốc tế
Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành
Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH CẦNTHƠ THƠ
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB - CẦN THƠ 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
3.2.2.1 Phòng giao dịch ngân quỹ
Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹ có thủ quỹ và kiểm ngân viên.
Có nhiệm vụ hướng hẫn khách hàng làm thụ tục mở và sử dụng tài khoản và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi...mua bán ngoại tệ, vàng,
Bộ phận Pháp lý chứng từ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN VI TÍNH Bộ phận ngân quỹ
Kiểm ngân viên
Bộ phận giao dịch Thủ quỹ
Kiểm soát viên
Bộ phận Xử lý nợ xấu Giao dịch viên Dịch vụ khách hàng Tổ thẻ, Kiều hối, WU Bộ phận Thẩm định khách hàng Bộ phận Thẩm định và quản lýTSTC Bộ phận Tiếp thị khách hàng Bộ phận thanh toán quốc tế PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC Tạp vụ Lái xe Bảo vệ Vi tính Văn thư Kế toán tổng hợp GIÁM ĐỐC
bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối...
Thường xuyên kiểm soát chứng từ. Đối chiếu số dư ngày, tháng... với số liệu của phòng kế toán.
Lưu trữ sổ phụ, phiếu thu tiết kiệm ( đối với sổ TGTK của khách hàng phòng giao dịch có 1 phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ...)
3.2.2.2 Phòng kinh doanh
Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận xử lý nợ xấu.
Tìm kiếm khách hàng thông qua công táct tiếp thị, thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng giám đốc quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của Nhà nước và ACB
Theo dõi nợ vay, thường xuyên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.
Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theo dõi nợ vay.
Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh
Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán quốc tế theo đúng quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và ACB
3.2.2.3 Phòng kế toán vi tính
Bộ phận kế toán gồm có kế toán tổng hợp và vi tính
Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của Ngân hàng Á Châu, phối
hợp với phòng hành chánh tổ chức xem xét nhu cầu quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh.
Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý, kiểm soát chừng từ, hạch toán, nhập chứng từ vào máy vi tính để quản lý, lên bảng cân đối ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định và truyền số liệu qua mạng theo hướng dẫn của Ngân hàng Á Châu.
Quản lý mạng máy tính của chi nhánh và bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán và mẫu kế toán theo chế độ quy định.
3.2.2.4 Phòng hành chánh tổ chức
Về nhân sự gồm có văn thư, bảo vệ, lái xe, tạp vụ.
Là đơn vị đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là nơi tổ chức điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm thiết bị, tổ chức công táct bảo vệ, chữa cháy và công văn thư hành chánh và lễ tân. Phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển tiền an toàn.
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU - CẦN THƠ
3.3.1 Tình hình hoạt động chung
Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU - CẦN THƠ NĂM 2005, 2006, 2007
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006 với 2005) Chênh lệch (2007 với 2006) Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%)
Tổng doanh thu 14.909 26.128 49.552 11.219 75,25 23.424 89,65
Tổng chi phí 9.812 19.361 40.127 9.549 97,32 20.766 107,25
Lợi nhuận trước thuế 5.097 6.767 9.425 1.670 32,76 2.658 39,27
(Nguồn Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vừa qua phát triển tốt. Tổng doanh thu năm 2007 là 49.552 triệu đồng tăng 23.424 tỷ đồng so với năm 2006, tức là tăng 89,65%. Tuy nhiên, tổng chi phí năm 2007 là 40.127 triệu đồng, tăng 107,25% so với năm 2006. Do mức tăng chi phí lớn hơn mức tăng doanh thu nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm 2007 là 9.425 triệu đồng, tăng 39,27% so với năm 2006. Điều này có thể do năm
vừa qua ngân hàng tập trung chi phí cho việc mở rộng kinh doanh như mở thêm phòng giao dịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
3.3.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005, 2006, 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006 với 2005) Chênh lệch (2007 với 2006) Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%)
Vốn huy động 174.327 261.229 429.120 86.902 49,85 167.891 64,26
Vốn điều chuyển 4.143 4.115 4.035 (28) (0,68) (80) (1,94)
(Nguồn Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)
Hoạt động của chi nhánh ACB- Cần Thơ về nguồn vốn huy động thì năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 vốn huy động là 429.120 triệu đồng tăng 167.891 triệu đồng, tỷ lệ tăng gần 64,26%, vốn điều chuyển từ hội sở giảm đi 80 triệu đồng so với năm 2006.
3.3.3 Tình hình cho vay
Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU - CẦN THƠ NĂM 2005, 2006, 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006 với 2005) Chênh lệch (2007 với 2006) Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh số cho vay 357.163 460.310 1.410.931 103.147 28,88 950.621 206,5
Doanh số thu nợ 297.623 371.326 1.071.513 73.703 24,76 700.187 188,56
Dư nợ tín dụng 87.463 176.583 516.001 89.120 101,89 339.418 192,21
(Nguồn Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung tình hình cho vay của ngân hàng trong 3 năm vừa qua phát triển rất nhanh.Về doanh số cho vay năm 2006 là 460.310 triệu đồng và tăng lên 1.410.931 triệu đồng tức tăng thêm 950.621 triệu đồng (206,5%), dựa vào doanh số cho vay ta thấy Ngân hàng trong tương lai phát triển rất mạnh điều đó cho thấy Ngân hàng đã tận dụng hết khả năng tự có để nâng cao doanh số cho vay bằng cách áp dụng các quy mô mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó dư nợ cho vay tăng 339.418 triệu đồng (tăng 192,21%) so với năm 2006 và doanh số thu nợ của chi nhánh cũng được kết quả rất tốt tăng 700.187 triệu (tăng lên 188,56%).
Quy trình tín dụng trả góp ở ACB rất chặt chẽ, từ đó dẫn đến việc cấp những khoản tín dụng có chất lượng và an toàn, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng. Do đó, trong những năm gần đây cho vay trả góp nợ quá hạn phát sinh với tỷ lệ tương đối an toàn, chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt
3.3.4 Các tỷ số về lợi nhuận
3.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 5: TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU NĂM 2005, 2006, 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch (2006 với 2005) Chênh lệch (2007 với 2006) Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối (%) Lợi nhuận 5.097 6.767 9.425 1.670 32,76 2.658 39,27 Tổng thu nhập 14.909 26.128 49.552 11.219 75,25 23.424 89,65 Lợi nhuận/ Tổng thu nhập 39,57% 32,10% 25,90% (8,29) (6,88)
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)
Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên tổng thu nhập của chi nhánh là 32,10%. Sang năm 2007 chỉ có 25,90% lợi nhuận trong tổng thu nhập giảm 6,20% so với năm 2006. Nhưng trên thực tế lợi nhuận liên tục tăng giữa các năm, thể hiện sự tăng trưởng ổn định trong kinh doanh của Ngân hàng.
3.3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Thu nhập ròng được xác định bằng cách lấy tổng thu trừ đi tổng chi phí trước khi nộp thuế
Bảng 7: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN QUA CÁC NĂM 2006, 2007
Thu nhập ròng (1) Triệu đồng 6.767 9.425 2.658 Tổng tài sản có (2) Triệu đồng 279.049 434.332 155.283
ROA (1)/(2) % 2,43 2,17 (0,26)
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ)
ROA năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,26% là do thu nhập ròng năm 2007 tăng so với 2006 là 2.658 triệu đồng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tổng tài sản có. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng chú trọng phát triển hệ thống và tập trung vào đầu tư thêm tài sản để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU