Mục đích của phân tích báo cáo kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỂ QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ VỐN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 34)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

2.1.5.1 Mục đích của phân tích báo cáo kết quả hoạt động

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích:

- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng, ổn định hay sụt giảm, câu trả lời cho thấy khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những thay đổi của môi trường kinh doanh và những thay đổi trong thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán, mức tăng trưởng của doanh thu do tác động của lượng bán thường được đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm, sở dĩ như vậy là do sự tăng trưởng của lượng bán chẳng những cải thiện kết quả tài chính, mà còn cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay đang bị thu hẹp, thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thị phần lớn và đang mở rộng thường đựơc đánh giá cao. Thông thường khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thị phần của họ sẽ cải thiện, tuy vậy không hiếm trường hợp doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhưng thị phần của họ vẫn bị thu hẹp, trong trường hợp này doanh nghiệp bị đánh giá có sức cạnh tranh yếu.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện không, thông thường khi doanh số bán hàng tăng, lợi nhuận sẽ tăng, tuy vậy cũng có thể chúng biến đổi ngựơc chiều, doanh số tăng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Trong trường hợp này cần xem xét từng khoản mục chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể do giá vốn hàng bán tăng quá cao, doanh nghiệp không kiểm soát được sự tăng lên của giá cả vật tư và chi phí tiền lương của nhân viên, cũng có thể do áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tăng chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi...hoặc giảm giá bán

- Lợi nhuận làm ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không? Câu trả lời cho thấy khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Để giải đáp câu hỏi này, người ta thường so sánh lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay với tiền lãi vay phải trả trong kỳ.

- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lý hay không? Doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát quá trình phân phối lợi nhuận thu được nhằm cân đối các nhu cầu về chia cổ tức và tích tụ vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng. Ngân hàng luôn đánh giá cao các doanh nghiệp dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, bởi lẽ nó tạo ra sự ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, chứng tỏ niềm tin của chủ sở hữu vào sự phát triển và khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhờ vậy mà giảm thiểu rủi ro cho cả chủ doanh nghiệp và chủ nợ. Nếu doanh nghiệp thường xuyên chia lợi nhuận cho cổ đông ở mức cao, một phần tiền mặt của doanh nghiệp sẽ bị mất đi, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỂ QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TÀI TRỢ VỐN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w