Những vấn đề tồn tại.

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 34)

- Phân tích cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động nhận thấy:

2.3.2.Những vấn đề tồn tại.

2 Nguồn vốn ngoại tệ

2.3.2.Những vấn đề tồn tại.

Nguồn vốn tăng trưởng nhưng tốc độ còn chậm, cơ cấu tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (84%), tập trung ở một số tổ chức kinh tế có lượng tiền gửi lớn (chiếm 73% tổng nguồn vốn VNĐ) nên tính ổn định không cao.

Nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp (chiếm 15 % tổng nguồn vốn). Kỳ hạn tiền gửi của dân cư thay đổi theo hướng người gửi tiền chuyển từ kỳ hạn dài sang kỳ hạn ngắn, không ổn định về nguồn vốn do phụ thuộc nhiều vào biến động của lãi suất. Công tác huy động bằng USD gặp nhiều khó khăn, lãi suất trần thấp hơn mức kỳ vọng của người gửi tiền.

Theo quy chế, SGD không được mở phòng giao dịch chỉ có duy nhất trụ sở giao dịch tại số 02 Láng Hạ, vì vậy, công tác huy động nguồn vốn từ dân cư bị hạn chế, khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn, biến động cao theo từng thời điểm.

Trong các thời điểm có sự cạnh tranh cao về lãi suất giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, thị phần huy động vốn của SGD thường bị biến động do khó áp dụng các cơ chế huy động vốn hoặc có thể áp dụng nhưng chưa kịp thời và linh hoạt.

Việc ký kết các hợp đồng khung các sản phẩm phái sinh ISDA để tạo tiền đề triển khai các sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo cần sớm đưa ra để có thể cạnh tranh với một số Ngân hang thương mại trong việc triển khai và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng

Cơ chế kế hoạch hiện tại bộc lộ một số bất cập không phù hợp với tình hình thực tế, việc ấn định hạn mức dư nợ trên IPCAS đầu quý làm cho các chi nhánh bị động trong việc sử dụng vốn trong khi nguồn không tăng kịp thời nga đầu quý làm ảnh hưởng đến cam kết của SGD với khách hàng đặc biệt là các dự án đồng tài trợ đã ký.

Việc kiểm soát rủi ro còn thủ công, chưa quản trị rủi ro theo thời gian thực, hệ thống IPCAS chỉ có thể đánh giá lãi lỗ vào ngày cuối tháng, cuối tháng kết quả kinh doanh ngoại tệ cũng chưa chắc được phản ánh chính xác do tỷ giá đánh giá cuối tháng cách xa tỷ giá giao dịch thực tế. Một số chi nhánh vẫn đánh giá chênh lệch, thu lãi lớn từ khách hàng. Chưa có chuyên gia đầu nghành đối với mảng kinh doanh ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ luôn bị âm trong thời gian dài, ấp lực cầu ngoại tệ lớn, không đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu khách hàng nhập khẩu.

Nguồn vốn thanh khoản có những biến động mạnh, đặc biệt vào thời điểm cuối năm thiếu hụt thanh khoản,c ông tác quản lý thanh khoản còn bất cập, chưa bài bản.

Việc thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, việc gửi, rút tiền nhiều nơi trong hệ thống còn nhiều hạn chế. Việc kết nối thanh toán với khách hàng (CMS) chưa ổn định, chưa thực hiện được việc tra soát qua phần mềm kết nối thanh toán.

Công tác truyền thông quảng cáo còn chưa thực hiện kịp thời, các sản phẩm dịch vụ mới triển khai đến các chi nhánh còn chưa đồng bộ với công tác quảng cáo.

Công nghệ Ngân hàng chưa đồng bộ nên chưa cung cấp cho khách hàng các dịch vụ có chất lượng cao và nhiều tiện ích.

Công tác đào tạo cán bộ hiệu quả chưa cao, các cán bộ phần nhiều còn trẻ và trình độ chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 34)