- Phân tích cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động nhận thấy:
2 Nguồn vốn ngoại tệ
2.2.1. Tiền gửi doanh nghiệp:
Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 T1- T6/2012
1.Vốn huy động 15.035 24.755 18.464 16.388 14.520 2.Tiền gửi của DN 11.125 20.989 15.454 13.603 11.375 - Tiền gửi KKH 5.190 6.829 9.446 9.355 8.436 - Tiền gửi có kỳ hạn 5.935 14.160 6.008 4.248 2.939 Tỉ trọng/VHĐ 67,5% 70% 86.5% 72,44% 70,71%
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp
Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi của Doanh nghiệp không ngừng biến động lên xuống qua các năm. Nếu năm 2008, tiền gửi của các doanh nghiệp là 11.125 tỷ đồng thì đến năm 2009 tăng lên 20.989 tỷ, tăng gấp 1,89 lần (khoảng 9.864 tỷ) so với năm 2008. Năm 2010, năm 2011 con số này lần lượt là 15.454 và 13.603 tỷ đồng, đều giảm so với các năm kế tiếp trước đó. Đến đầu năm 2012, tiền gửi các doanh nghiệp là 11.375 tỷ, và đang có xu hướng tăng lên vào các tháng cuối năm. Kết quả huy động vốn của các doanh nghiệp trong 06 tháng đầu năm 2012 đã cho thấy dấu hiệu đáng mừng bởi trong điều kiện các Ngân hàng thương mại đang cạnh tranh gay gắt và sự suy giảm của một số các ngân hàng đã làm giảm không ít lòng tin của nhiều doanh nghiệp thì SGD NHNo & PTNT Việt Nam vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy trong lòng khách hàng doanh nghiệp. Trong thời gian tới SGD cần phát huy hơn nữa bởi việc tiếp cận với các nguồn
tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay...
Mặt khác, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn thường là lớn hơn so với có kỳ hạn. Nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng vì bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng.
Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền…Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, SGD đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này.
Tỷ đồng
Biểu đồ 2.4. Kết cấu tiền gửi doanh nghiệp
Qua biểu đồ trên, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn được huy động, tiền gửi tăng lên cao nhất vào năm 2009, giảm dần đến năm 2011 và có xu hướng tăng trở lại vào năm 2012 năm. Sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách của bản thân ngân hàng, tình hình kinh tế chung của thế giới và trong nước.